Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Tạo động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 23-5, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên lề kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất mong đợi Luật này sớm được áp dụng.
* Tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Chính phủ
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đà Nẵng), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng định: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành sẽ là một bước để hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Đây cũng là kỳ vọng, trông đợi của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cản trở hoạt động kinh doanh của họ, trong đó, khó khăn nhất vẫn là vốn tín dụng.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân cũng cho biết, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đưa ra 3 loại quỹ, gồm: Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hai quỹ đầu tiên rất quan trọng vì có sự tham gia hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước, lãi suất cho vay thấp hơn ngân hàng. Nhưng hiện nay, việc triển khai thực hiện vẫn đang tiếp tục phải bàn để tìm ra cơ chế phù hợp, giúp quỹ hoạt động thông thoáng, dễ dàng hơn trong việc thế chấp. Ông Thân cũng khẳng định, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và Chính phủ trong việc tiếp xúc với Luật cũng như cơ chế, chính sách, từ đó nhanh chóng giúp cho các doanh nghiệp phát triển.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân phân tích: Cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo ở nước ta đang phát triển rất mạnh, hầu hết do các trí thức trẻ thực hiện nên có tinh thần hăng hái. Chính phủ cũng đang khuyến khích và dành một nguồn vốn nhất định cho đối tượng này. Tuy nhiên, tỷ lệ thất bại của cộng đồng khởi nghiệp thường cao hơn thành công vì nhiều nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, để giữ vững tinh thần, hạn chế thấp nhất rủi ro cho các bạn trẻ, Chính phủ cần phải quy hoạch hài hòa, các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng vào cuộc đồng bộ với các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác, điển hình là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Cần phải có sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng
Đại biểu Nguyễn Văn Thân phân tích, khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời, giới doanh nghiệp sẽ có thêm niềm tin vào Chính phủ, họ sẽ được hỗ trợ nhiều về tín dụng, đất đai, công nghệ… Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang làm ăn phát triển sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo năng lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, để thu hút các hộ kinh doanh tham gia vào hệ thống doanh nghiệp, cần phải có sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ cũng như hưởng thụ các điều kiện ưu đãi.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, ngoài vấn đề về vốn cần phải thêm nhiều giải pháp mang tính đột phá và hướng đến sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đại biểu Trần Anh Tuấn khẳng định, các gói mua sắm công là rất quan trọng, nhưng phải được thiết kế phù hợp với năng lực tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì nếu gói mua sắm công quá lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho các doanh nghiệp lớn; không tạo được động lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn lên phát triển. Nhà nước cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để thu hút càng nhiều doanh nghiệp tham gia, như vậy, nguồn lực nhà nước càng được sử dụng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đại biểu Trần Anh Tuấn cũng đề nghị, việc huy động các nguồn vốn, nhất là ở địa phương, cần phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế ở từng khu vực để xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững./.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh  (23/05/2017)
Việt Nam lên án mạnh mẽ hành vi tấn công khủng bố tại Manchester  (23/05/2017)
Manchester kinh hoàng trước vụ tấn công khủng bố  (23/05/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15 đến 21-5-2017)  (23/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên