Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hiệu trưởng Đại học Harvard
07:56, ngày 25-03-2017
Chiều 24-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ) đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa Trường Đại học Harvard với các trường đại học của Việt Nam nói riêng và hợp tác giáo dục giữa hai nước nói chung.
Đánh giá Trường Đại học Harvard là trường đại học danh tiếng trên thế giới, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ nói chung và trường nói riêng.
Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Trường Đại học Harvard thời gian qua, trong đó có việc các thành viên của Chương trình Việt Nam thuộc Đại học Harvard đã tích cực ủng hộ và phối hợp hiệu quả với Việt Nam tổ chức thành công chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP).
Thủ tướng cho rằng một đất nước muốn phát triển thành công phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Trường Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo về lãnh đạo, quản trị đại học, hỗ trợ tổ chức những khóa bồi dưỡng cho Lãnh đạo cấp cao tại Trường.
Về chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam, Thủ tướng mong cá nhân bà Hiệu trưởng và Trường Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đối tác của Trường để tiếp tục duy trì chương trình này.
Bà D.Faust quan tâm để tăng số sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard trong thời gian tới. Thủ tướng tin tưởng quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Bà D.Faust cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; bày tỏ cảm ơn Thủ tướng ủng hộ các hoạt động của Trường tại Việt Nam. Bà mong muốn những chương trình giảng dạy tại Đại học Fullbright Việt Nam (FUV) sẽ trở thành mô hình hợp tác, kết nối giữa các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam với Hoa Kỳ.
Bà đánh giá, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chú trọng giá trị giáo dục; đều nhận thức rõ, tri thức có thể giải quyết các thách thức mà hai nước đang phải đối phó.
Bà cho rằng, có nhiều cơ hội hợp tác giữa Đại học Harvard và Việt Nam, nhất là nỗ lực để sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard nhiều hơn thời gian tới.
Bà vui mừng cho biết, trường Đại học Harvard đang mở rộng hoạt động hợp tác với các trường đại học của Việt Nam như đang xúc tiến hợp tác với một số trường đại học y. Harvard rất chú trọng sự hợp tác này và nỗ lực ủng hộ việc nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam.
Trường Đại học Harvard quyết tâm hỗ trợ và thúc đẩy Dự án FUV thành công ở Việt Nam.
Bà chia sẻ, qua chuyến thăm làm việc tại Việt Nam lần này, bà đã thu được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời, giúp Đại học Harvard và Việt Nam gắn bó hơn.
Việc tăng cường quan hệ hợp tác với các nước là vô cùng quan trọng, là tiền đề thu hút những tài năng của các nước đến học tập tại Đại học Harvard./.
Đánh giá Trường Đại học Harvard là trường đại học danh tiếng trên thế giới, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ nói chung và trường nói riêng.
Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Trường Đại học Harvard thời gian qua, trong đó có việc các thành viên của Chương trình Việt Nam thuộc Đại học Harvard đã tích cực ủng hộ và phối hợp hiệu quả với Việt Nam tổ chức thành công chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP).
Thủ tướng cho rằng một đất nước muốn phát triển thành công phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Trường Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo về lãnh đạo, quản trị đại học, hỗ trợ tổ chức những khóa bồi dưỡng cho Lãnh đạo cấp cao tại Trường.
Về chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam, Thủ tướng mong cá nhân bà Hiệu trưởng và Trường Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đối tác của Trường để tiếp tục duy trì chương trình này.
Bà D.Faust quan tâm để tăng số sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard trong thời gian tới. Thủ tướng tin tưởng quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Bà D.Faust cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; bày tỏ cảm ơn Thủ tướng ủng hộ các hoạt động của Trường tại Việt Nam. Bà mong muốn những chương trình giảng dạy tại Đại học Fullbright Việt Nam (FUV) sẽ trở thành mô hình hợp tác, kết nối giữa các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam với Hoa Kỳ.
Bà đánh giá, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chú trọng giá trị giáo dục; đều nhận thức rõ, tri thức có thể giải quyết các thách thức mà hai nước đang phải đối phó.
Bà cho rằng, có nhiều cơ hội hợp tác giữa Đại học Harvard và Việt Nam, nhất là nỗ lực để sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard nhiều hơn thời gian tới.
Bà vui mừng cho biết, trường Đại học Harvard đang mở rộng hoạt động hợp tác với các trường đại học của Việt Nam như đang xúc tiến hợp tác với một số trường đại học y. Harvard rất chú trọng sự hợp tác này và nỗ lực ủng hộ việc nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam.
Trường Đại học Harvard quyết tâm hỗ trợ và thúc đẩy Dự án FUV thành công ở Việt Nam.
Bà chia sẻ, qua chuyến thăm làm việc tại Việt Nam lần này, bà đã thu được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời, giúp Đại học Harvard và Việt Nam gắn bó hơn.
Việc tăng cường quan hệ hợp tác với các nước là vô cùng quan trọng, là tiền đề thu hút những tài năng của các nước đến học tập tại Đại học Harvard./.
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore lên một tầm cao  (24/03/2017)
Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore  (24/03/2017)
Singapore và Việt Nam hiện đang phối hợp tốt trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế đa phương khác  (24/03/2017)
Singapore coi trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam  (24/03/2017)
Thông tin về công dân Việt Nam trong vụ tấn công khủng bố ở Anh  (24/03/2017)
"Việt Nam luôn bên cạnh Cuba trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào"  (24/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên