Thành phố Hồ Chí Minh: Cần thay đổi tư duy để đưa du lịch thành ngành mũi nhọn
TCCSĐT - Ngày 08-3-2017, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy cho biết: Trước khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Nghị quyết số 08), Thành phố đã có Chỉ thị số 07- CT/TU, ngày 16-9-2016, của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố đến năm 2020. Theo đó, Thành phố phấn đấu đến năm 2020, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của Thành phố từ 11% trở lên với chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực Đông Nam Á; tốc độ tăng khách du lịch quốc tế bình quân 8% - 9%/năm, tăng trưởng khách du lịch trong nước bình quân 6% -7%/năm; tăng trưởng thu nhập du lịch bình quân 15% - 16%/năm; doanh thu du lịch đạt 165.000 - 170.000 tỷ đồng.
Đánh giá về thành tựu lĩnh vực du lịch của Thành phố trong thời gian qua, đồng chí Tất Thành Cang thẳng thắn cho rằng: Nhìn chung, hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch của Thành phố chưa đồng bộ; công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch còn nhiều bất cập, thể hiện qua việc du khách bị chèo kéo, đeo bám; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu; đào tạo, quản lý lực lượng hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn còn bất cập. Vì vậy, hiệu quả kinh tế ngành du lịch Thành phố chưa cao, tỷ trọng đóng góp vào GRDP của Thành phố chưa tương xứng; năng lực cạnh tranh so với các thành phố khác trong khu vực còn thấp; quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc mang thương hiệu Thành phố.
Cũng theo đồng chí Tất Thành Cang, ngành du lịch của Thành phố hiện nay “vẫn làm theo cách làm thời bao cấp”, dựa nhiều vào nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước, mà rõ nhất là sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong quản lý và hỗ trợ phát triển du lịch còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. “Đã đến lúc phải có sự đột phá và phải tận dụng được các nguồn lực hiện có, thậm chí rất phong phú của thành phố. Chúng tôi nhìn cách làm của Tuần Châu, Vinpearl Nha Trang thì nhìn về Thành phố chúng ta thấy rất chạnh lòng”. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy lấy dẫn chứng, “Cần Giờ có thể phát triển hàng chục loại hình du lịch nhưng lâu nay chúng ta đã lãng quên. Do đó, đến lúc phải phát triển Cần Giờ thành khu du lịch trọng điểm của thành phố. Nhưng khi bắt tay vào làm thì mà chỉ nhìn Cần Giờ ở phát triển đô thị ven biển thì chưa đủ mà còn phải hướng ra 30.000 ha bờ biển, với hệ thống luồng lạch “lá phổi sống” bao phủ, có thể phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, homestay,....”.
Tiếp đó, nhiều ý kiến tại Hội nghị đã gợi ý cho sự phát triển du lịch của Thành phố. Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Võ Anh Tài cho rằng: Giao thông là động lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch của Thành phố. Tuy nhiên, nhiều vấn đề của ngành du lịch hiện nay nếu còn tồn tại thì rất khó có đột phá, nhất là tình trạng kẹt xe vẫn là vấn đề nan giải. Theo đó, ông Võ Anh Tài đã kiến nghị Thành phố cần tiếp tục chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đem lại sự hài lòng cho du khách trong nước và quốc tế khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh; có chính sách giảm thuế sử dụng đất hợp lý để thu hút đầu tư vào hạ tầng du lịch; miễn visa đối với du khách quốc tế, thực hiện visa điện tử. Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel cho rằng, không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà ngành du lịch Việt Nam nên phát triển 4 loại hình du lịch như du lịch mua sắm, du lịch văn hóa (hàn lâm và đường phố); du lịch chữa bệnh và du lịch hội thảo, hội nghị. Chẳng hạn, hai bên bờ sông Sài Gòn phải có sự quy hoạch, đầu tư tương xứng, trong đó tổ chức lại hai tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa cho đẹp, trở thành hai tuyến đường du lịch ẩm thực vào buổi tối.
Theo đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, ngành du lịch Thành phố còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, trong đó phải tận dụng thế mạnh và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, không để mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến ngành du lịch Thành phố không phát triển. Vì vậy, Sở Du lịch Thành phố thanh kiểm tra tất cả các hoạt động lễ hội, các sản phẩm du lịch để không bị trùng lắp. Ngoài ra trong xúc tiến du lịch, phải có chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm với việc phối hợp với các đại sứ quán, tổng lãnh sự của nước ta ở các nước trên thế giới, tránh mỗi cơ quan, đơn vị xúc tiến riêng biệt, vừa tốn kém lại không hiệu quả.
Hội nghị cũng đã thu nhận được nhiều ý kiến cho rằng, để thu hút khách du lịch đến với Thành phố nhiều hơn, lưu trú lâu hơn nữa, Thành phố cần phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của mình như du lịch đường sông, du lịch sự kiện kết hợp vui chơi giải trí, hay du lịch kết hợp nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần tạo ra sản phẩm du lịch về đêm đa dạng, để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành “một Thành phố không ngủ”. Thành phố cũng chú trọng đến phát triển giao thông, các đường cao tốc để rút ngắn khoảng cách đến các điểm du lịch của Thành phố và khu vực lân cận.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đinh La Thăng cho rằng: Ngành du lịch của Thành phố vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục, để du lịch trở thành ngành mũi nhọn. Đồng chí Đinh La Thăng nhấn mạnh: Để giải quyết vấn đề trước mắt, Thành phố sẽ tạo điều kiện cho hoạt động, nhất là các hợp tác hết sức cụ thể của các doanh nghiệp về du lịch lữ hành với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, các siêu thị, trung tâm thương mại, để trở thành một kết nối du lịch bài bản, thông suốt. Về lâu dài, Thành phố phải xây dựng được một môi trường phát triển du lịch thực sự ở Cần Giờ, Củ Chi, biến những nơi này thành điểm đến thú vị khi du khách đến thành phố. Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch hàng tháng ở tầm quốc tế, chẳng hạn như đường hoa Nguyễn Huệ hay lễ hội áo dài, lễ hội ánh sáng,…
Về những vấn đề doanh nghiệp kiến nghị, Bí thư Thành ủy cam kết sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng để khắc phục các khiếm khuyết, yếu kém; đồng thời nghiên cứu các đề xuất, sáng kiến từ phía đại diện các doanh nghiệp để biến du lịch trở thành ngành mũi nhọn, đem lại đóng góp tương xứng, tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu của đô thị lớn nhất nước. Theo đó, Bí thư Thành ủy yêu cầu, “chúng ta phải thay đổi tư duy cũ khi cho rằng lĩnh vực du lịch thì chỉ là công việc của Sở Du lịch Thành phố, mà phải coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Bởi vậy, chúng ta phải có chính sách, cơ chế tiếp cận sát hơn với sự phát triển của thực tiễn, xét trong bối cảnh hội nhập”./.
Thành tựu đối ngoại đa phương: Khẳng định vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế  (08/03/2017)
Thành tựu đối ngoại đa phương: Khẳng định vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế  (08/03/2017)
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân  (08/03/2017)
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân  (08/03/2017)
Thủ tướng: Chính phủ sẽ hỗ trợ tăng số chủ doanh nghiệp là nữ giới  (08/03/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 27-02 đến ngày 05-03-2017)  (07/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay