Đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam
21:55, ngày 03-02-2017
Sáng 03-2, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã tới thăm, động viên cán bộ, đảng viên, người lao động Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dệt kim Đông Xuân nhân ngày sản xuất đầu Xuân Đinh Dậu 2017 và Ngày thành lập Đảng 3-2.
Phát biểu với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên tập đoàn và công ty, đồng chí Hoàng Trung Hải vui mừng thấy rằng, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dệt kim Đông Xuân nói riêng và Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói chung luôn đoàn kết, không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện năng suất lao động; đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước tăng trưởng về giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may, góp phần đưa ngành dệt may Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới...
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt kim Đông Xuân đã tạo được thương hiệu sản phẩm trong nước cũng như quốc tế. Năm 2016, giá trị sản xuất của công ty đã đạt 446 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,5 triệu USD, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,4 triệu đồng/tháng. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng để đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động, thời gian tới Vinatex cần tiếp tục làm tốt vai trò hạt nhân của ngành dệt may cả nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm nói riêng, phát triển vững chắc tại các thị trường hiện có. Bên cạnh đó, Vinatex cần chủ động thâm nhập các thị trường có ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam; đẩy mạnh đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất lao động…
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường cho biết, thời gian qua, Tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho 130.000 lao động đến từ nhiều địa phương khác nhau với mức thu nhập bình quân đạt gần 7 triệu đồng/tháng, gấp 1,5 lần thu nhập bình quân của ngành. Qua 20 năm hình thành và phát triển, với vai trò là hạt nhân cho phát triển ngành dệt may, thu hút lao động, thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn, dẫn dắt, thu hút các nguồn lực trong nước tham gia đầu tư vào ngành dệt may, Vinatex đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế của cả nước.
Là một thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dệt kim Đông Xuân với tiền thân là Nhà máy Dệt kim Đông Xuân đã trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển và đã trở thành đơn vị kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Từ một nhà máy dệt kim ban đầu có 380 lao động, sản xuất hàng năm đạt 1 triệu sản phẩm, đến nay đã trở thành công ty có 4 xí nghiệp thành viên, sản xuất 15 triệu sản phẩm/ năm, tạo việc làm cho hơn một ngàn lao động./.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt kim Đông Xuân đã tạo được thương hiệu sản phẩm trong nước cũng như quốc tế. Năm 2016, giá trị sản xuất của công ty đã đạt 446 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,5 triệu USD, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,4 triệu đồng/tháng. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng để đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động, thời gian tới Vinatex cần tiếp tục làm tốt vai trò hạt nhân của ngành dệt may cả nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm nói riêng, phát triển vững chắc tại các thị trường hiện có. Bên cạnh đó, Vinatex cần chủ động thâm nhập các thị trường có ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam; đẩy mạnh đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất lao động…
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường cho biết, thời gian qua, Tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho 130.000 lao động đến từ nhiều địa phương khác nhau với mức thu nhập bình quân đạt gần 7 triệu đồng/tháng, gấp 1,5 lần thu nhập bình quân của ngành. Qua 20 năm hình thành và phát triển, với vai trò là hạt nhân cho phát triển ngành dệt may, thu hút lao động, thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn, dẫn dắt, thu hút các nguồn lực trong nước tham gia đầu tư vào ngành dệt may, Vinatex đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế của cả nước.
Là một thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dệt kim Đông Xuân với tiền thân là Nhà máy Dệt kim Đông Xuân đã trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển và đã trở thành đơn vị kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Từ một nhà máy dệt kim ban đầu có 380 lao động, sản xuất hàng năm đạt 1 triệu sản phẩm, đến nay đã trở thành công ty có 4 xí nghiệp thành viên, sản xuất 15 triệu sản phẩm/ năm, tạo việc làm cho hơn một ngàn lao động./.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ công chức đi lễ trong giờ làm  (03/02/2017)
Bắt tay ngay vào công việc từ ngày đầu, tháng đầu của năm  (03/02/2017)
Phó Chủ tịch nước tham gia Tết trồng cây tại tỉnh Hòa Bình  (03/02/2017)
Yêu cầu báo cáo kết quả quan trắc chất lượng biển miền Trung  (03/02/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên