Thủ tướng Abe: VJU là biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Nhật
23:22, ngày 18-01-2017
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp mặt với phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội (VNU) - và giáo sư Furuta Motoo - Hiệu trưởng trường Đại học Việt - Nhật (VJU - đơn vị thành viên của VNU) - cùng một số đại diện khác của hai trường, vào sáng 17-01 tại Hà Nội.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Abe nói: “VJU là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời cũng thể hiện chính sách mà Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn liền với tương lai của thế hệ trẻ. Tôi mong các em học tốt cả chuyên môn, ngôn ngữ, văn hóa, và hy vọng rằng các em sẽ cống hiến nhiều cho sự phát triển của Việt Nam và khu vực trong tương lai. Đó chính là cầu nối giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.”
Về phần mình, phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc VNU - bày tỏ sự cảm ơn những hỗ trợ mà Nhật Bản đã thực hiện trong thời gian qua, và cho biết “sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho VJU, nỗ lực đưa VJU trở thành một trường đại học có vị trí trong khu vực và trên thế giới, đồng thời mong muốn tiếp tục được Nhật Bản hỗ trợ trong thời gian tới.”
Cũng trong cuộc gặp mặt, một đại diện học viên của VJU đã phát biểu bằng tiếng Nhật suy nghĩ và hoài bão của mình: “Em rất vui vì dù ở Việt Nam nhưng vẫn được đào tạo trong môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế. Em sẽ nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Nhật Bản để trong tương lai sẽ trở thành nhà nghiên cứu về Nhật Bản, trở thành cầu nối giữa hai đất nước.”
Cuộc gặp gỡ đã kết thúc sau khi các thành viên phía Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng trong bầu không khí thân mật ấm áp.
Trường Đại học Việt-Nhật đặt mục tiêu trở thành “Center of Excellence” (nơi đào tạo, nghiên cứu ở trình độ cao nhất) tại Việt Nam, với tiêu chí vừa đào tạo ra những nhân tài xuất sắc có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, vừa cung cấp nguồn nhân lực có khả năng hành động thực tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội Việt Nam.
Trường đã khai giảng khóa đào tạo thạc sỹ vào tháng 9-2016. Với trọng tâm chính là “Khoa học bền vững,” trường đang thực hiện đào tạo theo phương châm kết hợp hài hòa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với đào tạo khả năng giải quyết vấn đề, hướng đến xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Từ tháng 4-2015, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai Dự án hợp tác kỹ thuật kéo dài 5 năm mang tên “Dự án xây dựng các chương trình đào tạo thạc sỹ cho Đại học Việt-Nhật,” trong đó hỗ trợ nhà trường qua việc phái cử giáo viên người Nhật Bản tham gia chuẩn bị và thực hiện chương trình đào tạo, phái cử giáo viên phía Việt Nam sang Nhật Bản tham gia tập huấn ngắn hạn, tiếp nhận học viên sang Nhật Bản thực tập, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị...
Bên cạnh những hỗ trợ cho chương trình đào tạo, Dự án còn hỗ trợ xây dựng nền tảng vận hành của nhà trường thông qua phái cử một số cán bộ đóng góp vào công tác điều hành quản lý trường, trong đó có giáo sư Furuta Motoo đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng nhà trường.
Hiện nay trường đang bắt đầu hoạt động tuyển sinh Khóa 2, và từ năm 2017 dự kiến sẽ có thêm chương trình đào tạo về Biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, Đại học Việt-Nhật sẽ tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản với chất lượng cao, song song với việc cử học viên sang Nhật Bản thực tập, thực hiện hợp tác nghiên cứu..., qua đó tăng cường hợp tác với các chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản, đào tạo đội ngũ nhân tài có thể đáp ứng yêu cầu về nhân lực của khu vực và trên thế giới./.
Về phần mình, phó giáo sư Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc VNU - bày tỏ sự cảm ơn những hỗ trợ mà Nhật Bản đã thực hiện trong thời gian qua, và cho biết “sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho VJU, nỗ lực đưa VJU trở thành một trường đại học có vị trí trong khu vực và trên thế giới, đồng thời mong muốn tiếp tục được Nhật Bản hỗ trợ trong thời gian tới.”
Cũng trong cuộc gặp mặt, một đại diện học viên của VJU đã phát biểu bằng tiếng Nhật suy nghĩ và hoài bão của mình: “Em rất vui vì dù ở Việt Nam nhưng vẫn được đào tạo trong môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế. Em sẽ nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Nhật Bản để trong tương lai sẽ trở thành nhà nghiên cứu về Nhật Bản, trở thành cầu nối giữa hai đất nước.”
Cuộc gặp gỡ đã kết thúc sau khi các thành viên phía Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng trong bầu không khí thân mật ấm áp.
Trường Đại học Việt-Nhật đặt mục tiêu trở thành “Center of Excellence” (nơi đào tạo, nghiên cứu ở trình độ cao nhất) tại Việt Nam, với tiêu chí vừa đào tạo ra những nhân tài xuất sắc có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, vừa cung cấp nguồn nhân lực có khả năng hành động thực tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội Việt Nam.
Trường đã khai giảng khóa đào tạo thạc sỹ vào tháng 9-2016. Với trọng tâm chính là “Khoa học bền vững,” trường đang thực hiện đào tạo theo phương châm kết hợp hài hòa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với đào tạo khả năng giải quyết vấn đề, hướng đến xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Từ tháng 4-2015, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai Dự án hợp tác kỹ thuật kéo dài 5 năm mang tên “Dự án xây dựng các chương trình đào tạo thạc sỹ cho Đại học Việt-Nhật,” trong đó hỗ trợ nhà trường qua việc phái cử giáo viên người Nhật Bản tham gia chuẩn bị và thực hiện chương trình đào tạo, phái cử giáo viên phía Việt Nam sang Nhật Bản tham gia tập huấn ngắn hạn, tiếp nhận học viên sang Nhật Bản thực tập, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị...
Bên cạnh những hỗ trợ cho chương trình đào tạo, Dự án còn hỗ trợ xây dựng nền tảng vận hành của nhà trường thông qua phái cử một số cán bộ đóng góp vào công tác điều hành quản lý trường, trong đó có giáo sư Furuta Motoo đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng nhà trường.
Hiện nay trường đang bắt đầu hoạt động tuyển sinh Khóa 2, và từ năm 2017 dự kiến sẽ có thêm chương trình đào tạo về Biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, Đại học Việt-Nhật sẽ tiếp tục triển khai hoạt động đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản với chất lượng cao, song song với việc cử học viên sang Nhật Bản thực tập, thực hiện hợp tác nghiên cứu..., qua đó tăng cường hợp tác với các chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhật Bản, đào tạo đội ngũ nhân tài có thể đáp ứng yêu cầu về nhân lực của khu vực và trên thế giới./.
Tăng cường các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc  (18/01/2017)
Nâng cao hiệu quả công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài  (18/01/2017)
Điểm sáng kinh tế Việt Nam năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017  (18/01/2017)
Chủ tịch Quốc hội thăm và chúc Tết người nghèo tại tỉnh Bến Tre  (17/01/2017)
WB cho vay 77 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam  (17/01/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm, tặng quà tại Gia Lai  (17/01/2017)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên