Tăng cường điều tra cơ bản, quản lý khai thác biển và hải đảo
Năm 2017, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tập trung xây dựng, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
Trong đó, tập trung hoàn thành xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, các văn bản quy định kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Nhất là tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện “Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, “Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; tiếp tục hướng dẫn các địa phương về việc giao khu vực biển.
Theo đó, Tổng cục tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác điều tra cơ bản biển và hải đảo; mở rộng điều tra tài nguyên, môi trường biển ở vùng biển sâu, biển xa, tại các hải đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có biển trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển.
Để triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng biển và hải đảo của các ngành, địa phương, Tổng cục tập trung nguồn lực phục vụ quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo, đầu tư nâng cấp trang thiết bị chuyên ngành. Đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao chất lượng điều tra, quan trắc, dự báo về tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Vũ Trường Sơn cho biết, năm 2016, Tổng cục đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó là bảo đảm tiến độ trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo đúng kế hoạch, tăng cường công tác điều tra cơ bản, quản lý khai thác biển và hải đảo. Bước đầu đã tổ chức công tác giao khu vực biển, cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Kịp thời vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân hải sản chết hàng loạt, khảo sát, thu thập dữ liệu mẫu vật để phục vụ việc đánh giá thiệt hại và chất lượng môi trường biển sau sự cố môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung…
Tổng cục đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Với vai trò là đầu mối Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, Tổng cục đã đề xuất Kiện toàn Ban Chỉ đạo, xây dựng Chương trình công tác, theo dõi tiến độ quá trình thực hiện các dự án, nhiệm vụ thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến 2010, tầm nhìn đến 2020 (Đề án 47). Tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các thủ tục để Bộ cấp phép cho Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương (Nga) sử dụng Tàu Viện sỹ Oparin, Viện nghiên cứu công nghệ Georgia (Hoa Kỳ) sử dụng Tàu Falkor vào nghiên cứu khoa học tại vùng biển của Việt Nam.
Về công tác quản lý khai thác biển và hải đảo, Tổng cục đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương có biển hoàn thành và trình Chính phủ xem xét Đề án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2017 - 2025. Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tổng hợp vùng bờ cho các địa phương có biển, trình Bộ ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ven biển Việt Nam. Đây là cơ sở để tổ chức giao khu vực biển và thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
Đặc biệt, Tổng cục tổ chức các đoàn quan trắc nước biển xa bờ tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế phục vụ việc đánh giá chất lượng môi trường biển tại các tỉnh nói trên. Tổng hợp hiện trạng môi trường biển của các địa phương có biển, xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển trong công tác bảo vệ môi trường biển. Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, nắm bắt tình hình việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; hiện trạng môi trường biển tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 19 đến ngày 25-12-2016  (26/12/2016)
VietinBank tuyển dụng 41 chỉ tiêu Ban Thông tin truyền thông  (26/12/2016)
VietinBank tuyển dụng 41 chỉ tiêu Ban Thông tin truyền thông  (26/12/2016)
Việt Nam đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu trong năm 2016  (25/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên