Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Italy
21:28, ngày 23-11-2016
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm Italy cấp Nhà nước, sáng 23-11 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Italy do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, Liên đoàn giới chủ Italy và Cơ quan Xúc tiến thương mại Italy đồng tổ chức.
Phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được duy trì, được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới.
GDP bình quân đầu người hiện nay đạt khoảng 2.100 USD, quy mô nền kinh tế hơn 200 tỷ USD. Thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), tiếp tục hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với trước đây.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá quan hệ Việt Nam - Italy đang phát triển rất tốt đẹp, nhất là kể từ khi hai nước ký Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược tháng 01-2013. Italy hiện là một trong những đối tác thương mại châu Âu lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch tăng nhanh, từ 3,4 tỷ USD năm 2013 lên 4,3 tỷ USD năm 2015; Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong số các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đầu tư của Italy vào Việt Nam tiếp tục có bước khởi sắc với 77 dự án, trong đó nhiều dự án thành công và được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, như sản phẩm xe máy Piaggio, bình nóng lạnh Ariston.
Thêm vào đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá sự hợp tác giữa hai nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển sôi động với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, dự án hợp tác về nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong số này có thể kể đến 80 dự án hợp tác nghiên cứu chung về khoa học - công nghệ đã và đang được triển khai hiệu quả; các trường đại học hai nước đã ký 72 dự án hợp tác về đào tạo, hiện có trên 1.000 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học danh tiếng của Italy, trong đó nhiều người được Chính phủ Italy cấp học bổng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, đánh giá cao tình cảm hữu nghị truyền thống, sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân Italy đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây, cũng như sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phía trước là một tương lai đầy hứa hẹn, Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Italy lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của cả hai nước, trở thành một trong những hình mẫu của quan hệ hợp tác Á - Âu, ASEAN - EU.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Nhà nước Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Italy đầu tư vào các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Italy tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng công nghệ thông tin; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường toàn cầu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sắp được ký kết, hai nước hoàn toàn có khả năng nâng quy mô xuất nhập khẩu song phương lên 6 tỷ USD trong giai đoạn 2017 - 2018. Việt Nam mong muốn Italy mở cửa thị trường đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đến với người tiêu dùng Italy; đánh giá cao chất lượng các sản phẩm cơ khí, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết kế kiểu dáng công nghiệp và thời trang của Italy.
Chủ tịch nước đề nghị Italy, một trong các cường quốc của thế giới về du lịch, tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xúc tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa và có các giải pháp tăng lượng khách đến với các điểm du lịch của Italy và Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ với phương châm thành công của các doanh nghiệp Italy cũng chính là thành công của Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cam kết tiếp tục tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế vì lợi ích của doanh nghiệp hai nước. Việt Nam nồng nhiệt chào đón các doanh nghiệp Italy và tin tưởng vào cơ hội thành công trên đất nước Việt Nam./.
Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được duy trì, được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới.
GDP bình quân đầu người hiện nay đạt khoảng 2.100 USD, quy mô nền kinh tế hơn 200 tỷ USD. Thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), tiếp tục hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với trước đây.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá quan hệ Việt Nam - Italy đang phát triển rất tốt đẹp, nhất là kể từ khi hai nước ký Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược tháng 01-2013. Italy hiện là một trong những đối tác thương mại châu Âu lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch tăng nhanh, từ 3,4 tỷ USD năm 2013 lên 4,3 tỷ USD năm 2015; Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong số các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đầu tư của Italy vào Việt Nam tiếp tục có bước khởi sắc với 77 dự án, trong đó nhiều dự án thành công và được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, như sản phẩm xe máy Piaggio, bình nóng lạnh Ariston.
Thêm vào đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá sự hợp tác giữa hai nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển sôi động với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, dự án hợp tác về nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong số này có thể kể đến 80 dự án hợp tác nghiên cứu chung về khoa học - công nghệ đã và đang được triển khai hiệu quả; các trường đại học hai nước đã ký 72 dự án hợp tác về đào tạo, hiện có trên 1.000 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học danh tiếng của Italy, trong đó nhiều người được Chính phủ Italy cấp học bổng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, đánh giá cao tình cảm hữu nghị truyền thống, sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân Italy đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây, cũng như sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phía trước là một tương lai đầy hứa hẹn, Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với Italy lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của cả hai nước, trở thành một trong những hình mẫu của quan hệ hợp tác Á - Âu, ASEAN - EU.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Nhà nước Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Italy đầu tư vào các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Italy tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng công nghệ thông tin; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường toàn cầu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sắp được ký kết, hai nước hoàn toàn có khả năng nâng quy mô xuất nhập khẩu song phương lên 6 tỷ USD trong giai đoạn 2017 - 2018. Việt Nam mong muốn Italy mở cửa thị trường đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đến với người tiêu dùng Italy; đánh giá cao chất lượng các sản phẩm cơ khí, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết kế kiểu dáng công nghiệp và thời trang của Italy.
Chủ tịch nước đề nghị Italy, một trong các cường quốc của thế giới về du lịch, tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xúc tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa và có các giải pháp tăng lượng khách đến với các điểm du lịch của Italy và Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ với phương châm thành công của các doanh nghiệp Italy cũng chính là thành công của Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cam kết tiếp tục tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế vì lợi ích của doanh nghiệp hai nước. Việt Nam nồng nhiệt chào đón các doanh nghiệp Italy và tin tưởng vào cơ hội thành công trên đất nước Việt Nam./.
Nhiều nước khẳng định sẽ tiếp tục đưa TPP đến đích cuối cùng  (23/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV  (23/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội kiến lãnh đạo Quốc hội Italy  (23/11/2016)
Bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV sau hơn 1 tháng làm việc  (23/11/2016)
Gắn kết hoạt động du lịch với bảo vệ tài nguyên và môi trường  (23/11/2016)
Cán bộ đoàn quá tuổi  (23/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên