Bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV sau hơn 1 tháng làm việc
21:18, ngày 23-11-2016
TCCSĐT - Sau hơn 1 tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 14 đã bế mạc sáng 23-11.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... đã dự phiên bế mạc.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc của Kỳ họp thứ hai với nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
Quốc hội đã xem xét, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016, kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và thống nhất nhận định toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các ngành, các cấp đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng khá, lạm phát được kiểm soát, việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. An sinh xã hội được chú trọng. An ninh quốc phòng được giữ vững. Công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã tích cực thảo luận với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập của đất nước như: Điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; tình trạng đầu tư thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả của một số dự án; nợ công đang ở mức cao, công tác xử lý nợ xấu chưa đạt yêu cầu; những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, quản lý đô thị, môi trường, tệ nạn xã hội, kỷ luật hành chính chậm được khắc phục; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.
Đây là những bức xúc, lo lắng được nhân dân và cử tri cả nước quan tâm, được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận và kiến nghị nhiều giải pháp thiết thực đòi hỏi Chính phủ, các ngành, các cấp phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục cho được các tồn tại, hạn chế nhằm phát triển kinh tế bền vững, ổn định, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong năm 2017 và các năm tới.
Trên cơ sở đó, Quốc hội đã quyết định và thông qua các Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định hệ thống các kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tại kỳ họp này, với sự xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng về các điều kiện bảo đảm, Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét, thông qua 3 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến về 14 dự án luật khác. Trên cơ sở cân nhắc kỹ, Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này đối với dự án Luật về hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết chuyên đề “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp", trong đó giao Chính phủ, các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm thực thi Nghị quyết, gắn việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp trước tình hình biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
Quốc hội cũng đã xem xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.
Chủ tịch Quốc hội cho biết tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ khóa XIV đối với một số thành viên Chính phủ. Qua hoạt động chất vấn cho thấy, những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế, được cử tri, dư luận xã hội cả nước quan tâm, đánh giá cao.
Quốc hội đã ra nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng thực hiện quyết liệt những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Bên cạnh các hoạt động chính của kỳ họp, Quốc hội còn triển khai một số hoạt động đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có ý nghĩa quan trọng như ra mắt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, Nhóm nghị sĩ hữu nghị với các nước và một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác. Các hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.
Mở đầu phiên làm việc cuối cùng của Kỳ họp, sáng cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV.
Tiếp đó, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh đã trình bày dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Với 471 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (95,54%) , Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên tiếp theo. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nền nông nghiệp.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, trong lời phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định quyết tâm sẽ cùng với các vị đại biểu Quốc hội phấn đấu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 2 này, quyết tâm đó đã được cụ thể hóa qua những hoạt động sôi động trên nghị trường.
Đổi mới trong xây dựng pháp luật
Công tác lập pháp luôn là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Theo thông lệ, trọng tâm nghị sự của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm không phải là lập pháp, nhưng Kỳ họp thứ 2 này có điểm khác biệt, Quốc hội dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ xây dựng pháp luật, ước khoảng hơn 60% thời gian làm việc của Quốc hội.
Với tinh thần trách nhiệm cao, tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét, thông qua 3 luật gồm: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và 11 Nghị quyết. Đây đều là những dự án luật quan trọng, có phạm vi tác động lớn, trong đó có những dự án Luật được Chính phủ đề nghị Quốc hội gấp rút đưa vào chương trình nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Cùng với sự điều hành linh hoạt, hợp lý của Đoàn Chủ tịch, cuối mỗi phiên thảo luận, bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời, giải đáp các nội dung đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, qua đó tạo sự thống nhất, đồng thuận cao giữa các đại biểu và cơ quan xây dựng pháp luật. Không chỉ tranh luận với ban soạn thảo, các đại biểu Quốc hội khi không đồng quan điểm với nhau về một nội dung, vấn đề, có thể giơ bảng để đăng ký tranh luận trở lại. Hình thức đổi mới này được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao bởi góp phần làm sáng tỏ vấn đề công khai tại nghị trường.
Tranh luận làm sáng tỏ vấn đề
Kỳ họp thứ 2 đã dành nhiều thời gian để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước để thảo luận các biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình trước mắt cũng như định hướng sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội luôn làm nóng nghị trường bởi những vấn đề bức thiết của cuộc sống, được các đại biểu ghi nhận qua hoạt động tiếp xúc cử tri và truyền tải tới Quốc hội sát thực nhất.
Thảo luận về kinh tế - xã hội lần này cũng không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt những quyết sách của Quốc hội tại kỳ họp này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Các phiên thảo luận đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, phân tích, đề xuất nhiều giải pháp thích hợp để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và năm 2017, hoàn thành các mục tiêu Quốc hội đã đề ra.
Góp phần vào việc nâng cao chất lượng phiên thảo luận về các vấn đề quan trọng của đất nước là cách điều hành linh hoạt của Đoàn Chủ tịch. Theo quy định, mỗi đại biểu có 7 phút để nêu đánh giá, nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp trọng tâm cần lưu ý. Qua thảo luận, khi những vấn đề nêu ra đã có sự tập trung hoặc có sự trùng nhau, Đoàn Chủ tịch đã linh hoạt rút bớt thời gian đặt câu hỏi.
Đây là lần đầu tiên, Quốc hội khóa XIV tổ chức phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã báo cáo giải trình thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Hơn 200 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn trong hai ngày rưỡi tiến hành phiên chất vấn, trong đó có hơn 35 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi tranh luận ngay tại nghị trường đã thể hiện đầy đủ sự sôi động cũng như không khí thẳng thắn, xây dựng của phiên chất vấn - một nội dung quan trọng được cử tri và nhân dân mong đợi.
Nội dung chất vấn đi vào các nhóm vấn đề, cách thức điều hành của Đoàn Chủ tịch linh hoạt, đổi mới so với trước, đặc biệt là việc chất vấn và sau đó trả lời chất vấn, có sự tranh luận giữa đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đây là cách hữu hiệu để Bộ trưởng làm rõ những vấn đề mà cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, đồng thời cũng giúp cho Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ nhận ra trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội.
Quốc hội khóa XIV ngay tại Kỳ họp thứ 2 đã ghi dấu tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Đây chính là điểm nhấn quan trọng, tạo tiền đề cho những hoạt động tiếp theo của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân./.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc của Kỳ họp thứ hai với nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
Quốc hội đã xem xét, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016, kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và thống nhất nhận định toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các ngành, các cấp đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng khá, lạm phát được kiểm soát, việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. An sinh xã hội được chú trọng. An ninh quốc phòng được giữ vững. Công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã tích cực thảo luận với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập của đất nước như: Điều hành kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; tình trạng đầu tư thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả của một số dự án; nợ công đang ở mức cao, công tác xử lý nợ xấu chưa đạt yêu cầu; những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, quản lý đô thị, môi trường, tệ nạn xã hội, kỷ luật hành chính chậm được khắc phục; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.
Đây là những bức xúc, lo lắng được nhân dân và cử tri cả nước quan tâm, được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận và kiến nghị nhiều giải pháp thiết thực đòi hỏi Chính phủ, các ngành, các cấp phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục cho được các tồn tại, hạn chế nhằm phát triển kinh tế bền vững, ổn định, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong năm 2017 và các năm tới.
Trên cơ sở đó, Quốc hội đã quyết định và thông qua các Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định hệ thống các kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tại kỳ họp này, với sự xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng về các điều kiện bảo đảm, Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét, thông qua 3 luật, 11 nghị quyết và cho ý kiến về 14 dự án luật khác. Trên cơ sở cân nhắc kỹ, Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này đối với dự án Luật về hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết chuyên đề “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp", trong đó giao Chính phủ, các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm thực thi Nghị quyết, gắn việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp trước tình hình biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
Quốc hội cũng đã xem xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016.
Chủ tịch Quốc hội cho biết tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ khóa XIV đối với một số thành viên Chính phủ. Qua hoạt động chất vấn cho thấy, những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế, được cử tri, dư luận xã hội cả nước quan tâm, đánh giá cao.
Quốc hội đã ra nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng thực hiện quyết liệt những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Bên cạnh các hoạt động chính của kỳ họp, Quốc hội còn triển khai một số hoạt động đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có ý nghĩa quan trọng như ra mắt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ, Nhóm nghị sĩ hữu nghị với các nước và một số hoạt động đối ngoại quan trọng khác. Các hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.
Mở đầu phiên làm việc cuối cùng của Kỳ họp, sáng cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV.
Tiếp đó, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh đã trình bày dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Với 471 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (95,54%) , Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên tiếp theo. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nền nông nghiệp.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, trong lời phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định quyết tâm sẽ cùng với các vị đại biểu Quốc hội phấn đấu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 2 này, quyết tâm đó đã được cụ thể hóa qua những hoạt động sôi động trên nghị trường.
Đổi mới trong xây dựng pháp luật
Công tác lập pháp luôn là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Theo thông lệ, trọng tâm nghị sự của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm không phải là lập pháp, nhưng Kỳ họp thứ 2 này có điểm khác biệt, Quốc hội dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ xây dựng pháp luật, ước khoảng hơn 60% thời gian làm việc của Quốc hội.
Với tinh thần trách nhiệm cao, tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét, thông qua 3 luật gồm: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và 11 Nghị quyết. Đây đều là những dự án luật quan trọng, có phạm vi tác động lớn, trong đó có những dự án Luật được Chính phủ đề nghị Quốc hội gấp rút đưa vào chương trình nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Cùng với sự điều hành linh hoạt, hợp lý của Đoàn Chủ tịch, cuối mỗi phiên thảo luận, bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời, giải đáp các nội dung đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, qua đó tạo sự thống nhất, đồng thuận cao giữa các đại biểu và cơ quan xây dựng pháp luật. Không chỉ tranh luận với ban soạn thảo, các đại biểu Quốc hội khi không đồng quan điểm với nhau về một nội dung, vấn đề, có thể giơ bảng để đăng ký tranh luận trở lại. Hình thức đổi mới này được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao bởi góp phần làm sáng tỏ vấn đề công khai tại nghị trường.
Tranh luận làm sáng tỏ vấn đề
Kỳ họp thứ 2 đã dành nhiều thời gian để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước để thảo luận các biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình trước mắt cũng như định hướng sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội luôn làm nóng nghị trường bởi những vấn đề bức thiết của cuộc sống, được các đại biểu ghi nhận qua hoạt động tiếp xúc cử tri và truyền tải tới Quốc hội sát thực nhất.
Thảo luận về kinh tế - xã hội lần này cũng không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt những quyết sách của Quốc hội tại kỳ họp này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Các phiên thảo luận đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, phân tích, đề xuất nhiều giải pháp thích hợp để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và năm 2017, hoàn thành các mục tiêu Quốc hội đã đề ra.
Góp phần vào việc nâng cao chất lượng phiên thảo luận về các vấn đề quan trọng của đất nước là cách điều hành linh hoạt của Đoàn Chủ tịch. Theo quy định, mỗi đại biểu có 7 phút để nêu đánh giá, nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp trọng tâm cần lưu ý. Qua thảo luận, khi những vấn đề nêu ra đã có sự tập trung hoặc có sự trùng nhau, Đoàn Chủ tịch đã linh hoạt rút bớt thời gian đặt câu hỏi.
Đây là lần đầu tiên, Quốc hội khóa XIV tổ chức phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã báo cáo giải trình thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Hơn 200 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn trong hai ngày rưỡi tiến hành phiên chất vấn, trong đó có hơn 35 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi tranh luận ngay tại nghị trường đã thể hiện đầy đủ sự sôi động cũng như không khí thẳng thắn, xây dựng của phiên chất vấn - một nội dung quan trọng được cử tri và nhân dân mong đợi.
Nội dung chất vấn đi vào các nhóm vấn đề, cách thức điều hành của Đoàn Chủ tịch linh hoạt, đổi mới so với trước, đặc biệt là việc chất vấn và sau đó trả lời chất vấn, có sự tranh luận giữa đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đây là cách hữu hiệu để Bộ trưởng làm rõ những vấn đề mà cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, đồng thời cũng giúp cho Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ nhận ra trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, điều hành kinh tế - xã hội.
Quốc hội khóa XIV ngay tại Kỳ họp thứ 2 đã ghi dấu tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Đây chính là điểm nhấn quan trọng, tạo tiền đề cho những hoạt động tiếp theo của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân./.
Gắn kết hoạt động du lịch với bảo vệ tài nguyên và môi trường  (23/11/2016)
Cán bộ đoàn quá tuổi  (23/11/2016)
Xây dựng văn hóa với phát triển kinh tế  (23/11/2016)
Australia công bố hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới  (23/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Italy  (23/11/2016)
Chính sách "cho không" đang triệt tiêu động lực thoát nghèo  (23/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên