Đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng Việt Nam - Australia
Ngày 21-11, Việt Nam và Australia đã tổ chức Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng lần thứ tư tại Hà Nội.
Đoàn Việt Nam do Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý làm Trưởng đoàn.
Đoàn Australia do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Rebecca Skinner và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Gary Quinlan làm Trưởng đoàn. Tham dự còn có các cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước.
Tại đối thoại, hai bên đã ghi nhận những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương thời gian qua; đồng thời tái khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của nhau trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Phía Australia hoan nghênh chuyến thăm chính thức Australia của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (ngày 29-11 đến ngày 01-12-2016) và đánh giá cao hai bên sẽ hoàn tất ký kết Chương trình Hành động Việt Nam - Australia giai đoạn 2016 - 2019 nhân chuyến thăm.
Hai bên nhất trí về các biện pháp cụ thể nhằm củng cố quan hệ Đối tác Toàn diện Tăng cường; khẳng định đẩy mạnh phối hợp, hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo, hỗ trợ phát triển, khoa học - công nghệ, giao lưu nhân dân, thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước. Australia khẳng định ủng hộ và sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trên cương vị nước chủ nhà Năm APEC 2017.
Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên hoan nghênh các nỗ lực chung nhằm tăng cường hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhất trí củng cố, đẩy mạnh hợp tác tại các tổ chức khu vực như ASEAN, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn an ninh biển ASEAN mở rộng (EAMF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).
Australia khẳng định tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của ASEAN trong việc triển khai xây dựng Cộng đồng và tầm nhìn ASEAN 2025, củng cố đoàn kết nội khối, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Bày tỏ quan ngại trước những điểm nóng, thách thức gay gắt về an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên ở khu vực hiện nay, hai bên đề cao tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực; nhấn mạnh việc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Việt Nam và Australia nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin, hỗ trợ năng lực và đẩy mạnh hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác bảo đảm an ninh nguồn nước, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.
Hai bên nhất trí sẽ tổ chức Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Việt Nam - Australia lần thứ 5 vào thời gian thích hợp trong năm 2017 tại Australia./.
Cần quy định cụ thể việc sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ  (22/11/2016)
Sóc Trăng cần quy hoạch phát triển gắn với biến đổi khí hậu  (22/11/2016)
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp giải quyết 7 vấn đề tồn tại nhiều năm  (22/11/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 14 đến ngày 20-11-2016)  (22/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên