Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng 7-2008.
Theo Đại sứ Lê Lương Minh, Việt Nam đã sớm bắt tay vào công tác chuẩn bị cho việc đảm nhận trọng trách này, trong đó có việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm các nước khác vàphối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tích lũy được kinh nghiệm sau 6 tháng chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Trong tuần qua, Đại sứ Lê Lương Minh cũng đã làm việc với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun và lãnh đạo các vụ hữu quan của Ban Thư ký Liên hợp quốc, như Vụ Chính trị, Vụ Các hoạt động gìn giữ hòa bình, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký về vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang.
Đại sứ Lê Lương Minh cho biết trong những ngày đầu tháng 7, ông dự kiến sẽ có những cuộc tiếp xúc riêng trên cương vị chủ tịch Hội đồng Bảo an với đại sứ các nước thành viên để tham khảo và trao đổi ý kiến.
"Việt Nam đã sẵn sàng, và dựa trên nền tảng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa quan hệ quốc tế, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp trong ngoài, cùng với đội ngũ cán bộ đã được thử thách, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành tốt trọng trách này, qua đó góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình và an ninh thế giới, nâng cao uy tín, đóng góp thiết thực vào quá trình hội nhập toàn diện của Việt Nam", Đại sứ Lê Lương Minh khẳng định.
Đại sứ cho biết theo điều lệ của Hội đồng Bảo an, chủ tịch có trách nhiệm đại diện cho Hội đồng Bảo an trong những hoạt động của Hội đồng theo sự ủy quyền của các thành viên, được quyền triệu tập họp bất kỳ khi nào thấy cần thiết theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng Bảo an, của Tổng Thư ký hoặc Đại hội đồng Liên hợp quốc, hoặc khi Hội đồng Bảo an có thông tin về một tranh chấp hoặc vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Chủ tịch Hội đồng Bảo an được quyền thông qua chương trình nghị sự và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Bảo an. Ngoài việc điều hành khoảng 30 cuộc họp trong tháng, chủ tịch Hội đồng Bảo an còn phải điều phối mọi hoạt động của Hội đồng, thay mặt Hội đồng Bảo an gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác có nguyện vọng muốn Hội đồng Bảo an giải quyết những vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế mà họ quan tâm.
Đểthực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, chủ tịch Hội đồng Bảo an phải thường xuyên tham khảo ý kiến của các thành viên, các nước trực tiếp liên quan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Ban Thư ký, kể cả thông qua trao đổi chính thức lẫn không chính thức. Ngoài ra, muốn có hiệu quả, Chủ tịch Hội đồng Bảo an còn phải cố gắng để các quyết định của mình, từ việc đưa vấn đề ra thảo luận, hình thức thảo luận, đến nội dung phát biểu với báo chí, có được sự nhất trí cao của các nước thành viên.
Theo Đại sứ Lê Lương Minh, chương trình nghị sự trong tháng 7 này khá nặng và là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hội đồng. Trong tháng 7, Hội đồng Bảo an sẽ thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề khá phức tạp như tình hình Trung Đông, Côxôvô, Grudia, Xuđăng, Xômali. Hội đồng cũng sẽ phải có những quyết định quan trọng liên quan đến sứ mệnh các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Đaphơ (Xuđăng), Cốt Đivoa, Êritơria/Êtiôpi và Nêpan.
Ngoài ra theo thông lệ, chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 7 còn phải đảm đương trách nhiệm soạn thảo báo cáo về công việc của Hội đồng Bảo an từ 1-8-2007 đến 31-7-2008 để trình Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, do phải tổng hợp khối lượng công việc rất lớn của Hội đồng Bảo an trong một năm, kể cả khoảng thời gian nửa cuối 2007, khiViệt Namchưa là thành viên của Hội đồng Bảo an. Đồng thời, do cách nhìn nhận đánh giá của các nước đối với hoạt động của Hội đồng Bảo an có khác nhau nên quá trình thương lượng thường kéo dài và không dễ đạt được sự nhất trí.
Theo đề xuất của Việt Nam, Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ có một cuộc thảo luận mở về vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang và có thể có một cuộc họp mở về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palextin. Dự kiến Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ chủ trì một số hoạt động quan trọng của Hội đồng Bảo an trong tháng 7, trong đó có phiên thảo luận mở về vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang và buổi ăn trưa làm việc giữa Tổng Thư ký Liên hợp quốc, lãnh đạo các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc và đại sứ các nước thành viên Hội đồng Bảo an./.
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 38 (25-6-2008)  (01/07/2008)
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đáng để kỳ vọng  (01/07/2008)
Việt Nam nỗ lực tạo lập cơ sở phát triển bền vững  (01/07/2008)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 37 (10-6-2008)  (01/07/2008)
Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (30/06/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên