Thúc đẩy xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
12:05, ngày 10-11-2016
TCCSĐT - Chiều 09-11-2016, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo “Liên kết xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung” do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đồng tổ chức.
Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; các cơ quan ngoại giao Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga tại Việt Nam; lãnh đạo các cảng biển lớn trong Vùng; các hiệp hội trong nước và quốc tế; các nhà đầu tư, doanh nhân, nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, trường đại học trong Vùng và cả nước.
Hơn 14 ý kiến phát biểu, trực tiếp trao đổi và 32 tham luận gửi tới tham gia Hội thảo đã tập trung làm rõ vai trò của ngành logistics trong cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đánh giá các điều kiện cơ bản để phát triển logistics trong Vùng, như: Thực trạng và triển vọng phát triển của các ngành kinh tế; năng lực hạ tầng kết nối các nền kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông dọc theo tuyến Hành lang Đông - Tây; mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics của hạ tầng công nghệ thông tin trong Vùng; liên kết đầu tư hạ tầng đảm bảo cho hệ thống logistics và trung tâm logistics phát triển; cách thức tổ chức trung tâm logistics để khai thác tối đa lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung … Bên cạnh đó, các đại biểu còn nêu lên các kiến nghị, đề xuất những giải pháp phát triển hệ thống và trung tâm logistics nói chung, phát triển các doanh nghiệp logistics trong Vùng nói riêng.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhiệm kỳ 2015 - 2016 Huỳnh Đức Thơ khẳng định, Hội thảo cơ bản hoàn thành những nội dung đề ra. Các tham luận cũng như các ý kiến phát biểu, trao đổi tại Hội thảo đã nêu lên những kết quả bước đầu; thẳng thắn đánh giá, phân tích sâu sắc tiềm năng, cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới. Trên cơ sở Hội thảo này, Hội đồng Vùng sẽ tổng hợp và kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Theo Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định, vùng miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 06 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế, trong đó:
- Khu vực thành phố Đà Nẵng có 01 trung tâm hạng I, giai đoạn đến 2020 có quy mô tối thiểu 30 ha, giai đoạn đến năm 2030 có quy mô trên 70 ha, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm Đà Nẵng và các tỉnh lân cận; kết nối với các cảng cạn, cảng biển, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp… 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không với quy mô tối thiểu 3 - 4 ha (giai đoạn I) và 7 - 8 ha (giai đoạn II);
- Hành lang kinh tế đường 9 có 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và phía Bắc Đà Nẵng.
- Hành lang kinh tế đường 14B có 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và phía Nam Đà Nẵng.
- Hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung Bộ có 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và hướng lên các tỉnh Tây Nguyên./.
Hơn 14 ý kiến phát biểu, trực tiếp trao đổi và 32 tham luận gửi tới tham gia Hội thảo đã tập trung làm rõ vai trò của ngành logistics trong cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đánh giá các điều kiện cơ bản để phát triển logistics trong Vùng, như: Thực trạng và triển vọng phát triển của các ngành kinh tế; năng lực hạ tầng kết nối các nền kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông dọc theo tuyến Hành lang Đông - Tây; mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics của hạ tầng công nghệ thông tin trong Vùng; liên kết đầu tư hạ tầng đảm bảo cho hệ thống logistics và trung tâm logistics phát triển; cách thức tổ chức trung tâm logistics để khai thác tối đa lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung … Bên cạnh đó, các đại biểu còn nêu lên các kiến nghị, đề xuất những giải pháp phát triển hệ thống và trung tâm logistics nói chung, phát triển các doanh nghiệp logistics trong Vùng nói riêng.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhiệm kỳ 2015 - 2016 Huỳnh Đức Thơ khẳng định, Hội thảo cơ bản hoàn thành những nội dung đề ra. Các tham luận cũng như các ý kiến phát biểu, trao đổi tại Hội thảo đã nêu lên những kết quả bước đầu; thẳng thắn đánh giá, phân tích sâu sắc tiềm năng, cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới. Trên cơ sở Hội thảo này, Hội đồng Vùng sẽ tổng hợp và kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Theo Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định, vùng miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 06 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế, trong đó:
- Khu vực thành phố Đà Nẵng có 01 trung tâm hạng I, giai đoạn đến 2020 có quy mô tối thiểu 30 ha, giai đoạn đến năm 2030 có quy mô trên 70 ha, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm Đà Nẵng và các tỉnh lân cận; kết nối với các cảng cạn, cảng biển, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp… 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không với quy mô tối thiểu 3 - 4 ha (giai đoạn I) và 7 - 8 ha (giai đoạn II);
- Hành lang kinh tế đường 9 có 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và phía Bắc Đà Nẵng.
- Hành lang kinh tế đường 14B có 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 10 ha đến năm 2020 và trên 20 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và phía Nam Đà Nẵng.
- Hành lang kinh tế đường 19 và duyên hải Nam Trung Bộ có 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và hướng lên các tỉnh Tây Nguyên./.
Phản ứng của các nước về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ  (10/11/2016)
Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường biển, đảo ở Việt Nam hiện nay  (10/11/2016)
Tân Tổng thống Mỹ: “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”  (10/11/2016)
Chủ tịch nước và phu nhân thăm chính thức Cuba và dự APEC  (10/11/2016)
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không trái cam kết quốc tế  (10/11/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên