Hàn Quốc - Mỹ - Nhật Bản thảo luận biện pháp trừng phạt mạnh hơn chống Triều Tiên
Hãng thông tấn Yonhap cho biết tại cuộc họp ba bên tổ chức ở Tokyo (Nhật Bản), các thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc - Mỹ - Nhật Bản nhất trí phối hợp hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết mạnh mẽ hơn chống Triều Tiên liên quan đến vụ thử hạt nhân ngày 09-9 vừa qua. Ngoài ra, các bên cũng xem xét kỹ khả năng thông qua các biện pháp trừng phạt riêng của mỗi nước nhằm vào Triều Tiên.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama cho biết ba bên đã nhất trí cùng hợp tác nhằm gia tăng sức ép với Triều Tiên, buộc nước này từ bỏ các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa, thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Liên quan đến vấn đề trên, cùng ngày 27-10, một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này đã quyết định nối lại các cuộc đàm phán với Nhật Bản về thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Quan chức giấu tên nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin từ mạng lưới các vệ tinh và hệ thống thu thập thông tin tình báo khác của Nhật Bản trong việc theo dõi và chuẩn bị đối phó với các chương trình tên lửa và phát triển vũ khí hạt nhân nhanh chóng của Triều Tiên. Theo quan chức này, thỏa thuận sẽ tạo cho Nhật Bản và Hàn Quốc một kênh song phương để chia sẻ thông tin quân sự nhạy cảm và không để các thông tin này lọt vào tay một nước thứ ba.
Năm 2012, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến gần đến việc nhất trí một thỏa thuận song phương tương tự, song đã hủy bỏ vào phút chót do sự phản đối của người dân Hàn Quốc liên quan thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 2014, Hàn Quốc - Nhật Bản - Mỹ đã ký bản ghi nhớ về chia sẻ và bảo mật thông tin tình báo về chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, theo đó Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ thông tin thông qua Bộ Quốc phòng Mỹ, trong bối cảnh không có thỏa thuận chính thức về chia sẻ thông tin giữa 2 nước châu Á này./.
Campuchia khánh thành Đài tưởng niệm Quân tình nguyện Việt Nam  (27/10/2016)
Thúc đẩy hợp tác công tác Mặt trận hai nước Việt Nam - Campuchia  (27/10/2016)
Trình ba dự án Luật tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV  (27/10/2016)
Hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 khóa X  (27/10/2016)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Thông tấn xã Prensa Latina của Cuba  (27/10/2016)
Tạp chí Lý luận chính trị: 40 năm xây dựng và phát triển  (27/10/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên