Quân ủy Trung ương góp ý đề án "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng"
21:58, ngày 17-09-2016
Sáng 17-9-2016, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị thảo luận góp ý kiến vào Đề án “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa trong nội bộ."
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đồng chủ trì hội nghị.
Cùng dự có Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị; Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các Ủy viên Quân ủy Trung ương, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về xây dựng Đảng.
Đề án “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện “tự diễn biến," "tự chuyển hóa trong nội bộ" được Ban Chấp hành Trung ương Đảng triển khai xây dựng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Đề án chỉ rõ để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, Đảng đã thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi trọng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Việc ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là tất yếu khách quan và đòi hỏi bức thiết trong tình hình hiện nay.
Bám sát sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo đề án, các đại biểu đã thảo luận, phân tích làm rõ và tham gia ý kiến các vấn đề được đề cập trong đề án một cách toàn diện, trong đó, tập trung 3 vấn đề: xây dựng Đảng về đạo đức; đánh giá biểu hiện, tình hình suy thoái và biện pháp; đánh giá vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng và giải pháp.
Nhất trí cao với 5 nhóm giải pháp được đề cập trong đề án, nhiều đại biểu cho rằng cần tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức đảng đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc của các đại biểu. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh.
Ban Chỉ đạo đề án sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành nhằm đánh giá cho đúng tình hình suy thoái; nhận diện và ngăn chặn tình trạng tự diễn biến tự chuyển hóa để đề ra biện pháp cụ thể, phù hợp trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới./.
Cùng dự có Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị; Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các Ủy viên Quân ủy Trung ương, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về xây dựng Đảng.
Đề án “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện “tự diễn biến," "tự chuyển hóa trong nội bộ" được Ban Chấp hành Trung ương Đảng triển khai xây dựng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Đề án chỉ rõ để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, Đảng đã thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi trọng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Việc ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là tất yếu khách quan và đòi hỏi bức thiết trong tình hình hiện nay.
Bám sát sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo đề án, các đại biểu đã thảo luận, phân tích làm rõ và tham gia ý kiến các vấn đề được đề cập trong đề án một cách toàn diện, trong đó, tập trung 3 vấn đề: xây dựng Đảng về đạo đức; đánh giá biểu hiện, tình hình suy thoái và biện pháp; đánh giá vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng và giải pháp.
Nhất trí cao với 5 nhóm giải pháp được đề cập trong đề án, nhiều đại biểu cho rằng cần tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức đảng đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc của các đại biểu. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh.
Ban Chỉ đạo đề án sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành nhằm đánh giá cho đúng tình hình suy thoái; nhận diện và ngăn chặn tình trạng tự diễn biến tự chuyển hóa để đề ra biện pháp cụ thể, phù hợp trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới./.
Nông nghiệp Việt loay hoay với vấn đề tích tụ đất đai cho sản xuất lớn  (17/09/2016)
Quản lý các vấn đề của Biển Đông thông qua chính sách và khoa học  (17/09/2016)
Tạp chí Cộng sản: Nối những nhịp cầu vui cho bà con vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số  (17/09/2016)
Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam - Indonesia về vấn đề ngư dân  (16/09/2016)
Phát động nhắn tin gây quỹ hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em  (16/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay