Thủ tướng phát biểu tại lễ khai mạc CAEXPO và CABIS
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ những ưu thế và tiềm năng hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, khẳng định quan hệ đối thoại, hợp tác ASEAN - Trung Quốc sau 25 năm hình thành và phát triển nay đã đạt nhiều thành tựu quan trọng; các kỳ Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc không ngừng phát triển đi vào chiều sâu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam coi trọng và luôn tích cực tham gia các kỳ Hội chợ; nhấn mạnh năm nay, lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò là “Quốc gia danh dự” của Hội chợ, Việt Nam đã tham dự hơn 250 gian hàng triển lãm, tăng 35% so với năm 2015 và tiếp tục là nước có nhiều gian hàng nhất trong số các nước ASEAN.
Thủ tướng cũng giới thiệu về tiềm năng và những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam theo Chiến lược phát triển bền vững trong 5 năm tới, giai đoạn 2016-2020 cũng như những quyết tâm của Việt Nam trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp có trách nhiệm đối với các vấn đề chung của khu vực và quốc tế.
Thủ tướng chỉ rõ, đến nay, Việt Nam đã tham gia 12 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 4 hiệp định thương mại tự do khác, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với sự tham gia của các thành viên ASEAN và Trung Quốc; Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong tương lai không xa, quan hệ thương mại tự do giữa Việt Nam với 55 đối tác sẽ được xác lập, trong đó có 15 nước thuộc nhóm G20. Theo đó, khi các doanh nghiệp tham gia hợp tác với Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc tiếp cận thị trường có quy mô chiếm 2/3 dân số và 3/4 GDP toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, là một thành viên tích cực của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ hợp tác ASEAN - Trung Quốc; sẵn sàng phát huy vai trò cầu nối giữa Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc, cùng các nước ASEAN thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực, giữ vững hòa bình, ổn định, giải quyết khác biệt vì lợi ích của các bên để bảo đảm các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại được triển khai thông suốt, đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Cao Lệ điểm lại các chính sách, hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong thời gian qua; nhấn mạnh Trung Quốc coi trọng cao độ hợp tác với ASEAN, đồng thời đề xuất những chính sách, định hướng hợp tác trong thời gian tới, trong đó nêu đậm việc tăng cường tin cậy chính trị để tạo cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy hợp tác chung, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lực sản xuất, kết nối nguồn lực, giao lưu nhân dân./.
Thái Lan phát hiện 21 ca nhiễm virus Zika tại thủ đô Bangkok  (11/09/2016)
Hà Tĩnh trang trọng tổ chức lễ giỗ 196 năm Đại thi hào Nguyễn Du  (11/09/2016)
Chống khủng bố toàn cầu: Cuộc chiến chưa có hồi kết  (11/09/2016)
Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội tại Nga  (11/09/2016)
Khai mạc Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh  (11/09/2016)
Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm bắt đầu khẳng định tính hiệu quả  (11/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay