Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malcolm Turnbull bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Australia; hai bên cùng trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Australia mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đề nghị Australia mở cửa hơn nữa thị trường đối với hàng nông sản của Việt Nam, nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đánh giá rủi ro cho thanh long Việt Nam để sản phẩm này sớm có mặt trên thị trường Australia.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam về phát triển kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, xóa đói, giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường...; đề nghị Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, triển khai hiệu quả các chương trình trao đổi, hợp tác giáo dục đào tạo.
Về tình hình quốc tế và khu vực, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác ở Biển Đông, đề cao thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; nhất trí Việt Nam và Australia sẽ tăng cường hợp tác để phấn đấu cho các mục tiêu trên.
Trong cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Liên hợp quốc, nhất là trong ứng phó với các thách thức toàn cầu; mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, hỗ trợ các nước triển khai thành công các thỏa thuận quan trọng, nhất là Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết luôn tích cực tham gia các nỗ lực, sáng kiến của Liên hợp quốc; đồng thời thông báo Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, lồng ghép trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; đề nghị Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả các kế hoạch này, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá cao sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Việt Nam với Liên hợp quốc, nhất là trong triển khai chính sách Một Liên hợp quốc, khẳng định các cơ quan của Liên hợp quốc sẽ sát cánh cùng Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam./.
Nghị quyết về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/09/2016)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc tại tỉnh Trà Vinh  (08/09/2016)
Hàn Quốc kêu gọi chống chương trình hạt nhân của Triều Tiên  (08/09/2016)
Việt Nam ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy tình hình ở Biển Đông theo hướng có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển  (08/09/2016)
Phát huy trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách  (08/09/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2016  (08/09/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên