Lễ ký hiệp định tài trợ ODA năm 2016 giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản
TCCSĐT - Chiều ngày 06-9-2016, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada đã ký Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản ODA vốn vay tài khóa năm 2016, trị giá 11 tỷ yên.
Khoản vốn này nhằm tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khoản vốn vay ODA này được cung cấp để hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh (EMCC) với mục tiêu tăng cường cải cách một số lĩnh vực ưu tiên trong quá trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) đã được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 4-2016.
Hoạt động này hỗ trợ thực hiện cải cách chính sách xuyên suốt ba trụ cột nhằm giúp Chính phủ:
- Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường quản trị ngành tài chính và quản lý tài khóa, trong đó bao gồm cả các chính sách giải quyết nợ xấu, cải cách ngân hàng, quản lý nợ và quản lý kho bạc.
- Tăng cường minh bạch, tiết kiệm và trách nhiệm trong khu vực công. Tăng cường bộ máy hành chính công, quản lý doanh nghiệp nhà nước và tăng cường quản lý đầu tư công hướng đến nâng cao minh bạch và làm cho môi trường quản lý nhà nước lành mạnh hơn.
- Cải thiện môi trường kinh doanh. Giảm gánh nặng hành chính, cải thiện chính sách thuế và mua sắm công và cải thiện thủ tục hành chính.
Công hàm trao đổi quy định các điều kiện khung cho việc cung cấp và sử dụng khoản ODA vốn vay dành cho chương trình nêu trên. Trên cơ sở các điều kiện khung này, lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng sẽ ký hiệp định vay cụ thể cho Chương trình.
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam. Với 11 tỷ yên ODA vốn vay thông qua Công hàm trao đổi được ký kết, cam kết ODA (bao gồm viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay) của Chính phủ Nhật Bản dành cho Chính phủ Việt Nam từ năm 1992 đến nay là khoảng 2.800 tỷ yên.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cam kết Việt Nam sẽ sử dụng minh bạch và hiệu quả nguồn vốn vay này đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu thực tế và góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada nói, ông hy vọng Chính phủ Việt Nam sử dụng hiệu quả khoản vay ODA này để góp phần giúp Việt Nam trong cải cách hành chính và cải cách thể chế về tài chính. Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế lớn mạnh. Để tiềm năng đó trở thành sự thật, Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, tích lũy kinh nghiệm, đồng thời trong điều kiện ngân sách có hạn, Chính phủ cần sử dụng hợp lý các nội dung cần thiết trong việc vận hành và quản lý các chính sách./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (06/09/2016)
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên nâng cao năng lực và tính tự cường  (06/09/2016)
Giới thiệu chương trình quảng bá nước Pháp sáng tạo tại Việt Nam  (06/09/2016)
Việt Nam - Philippines mong muốn thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông  (06/09/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Lào Sisoulith  (06/09/2016)
Quan hệ Việt Nam - Pháp đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực  (06/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay