Tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Trung
Đắk Lắk: Sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp
Bác sỹ Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đắk Lắk cho biết: bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng lên từng ngày. Từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có gần 6.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có người mắc sốt xuất huyết. Thành phố Buôn Ma Thuột là địa phương có số người mắc sốt xuất huyết nhiều nhất với 1.983 ca mắc. Toàn tỉnh phát hiện 117 ổ dịch sốt xuất huyết; trong đó có 18 ổ dịch lớn, có nguy cơ lây lan nhanh tại xã Dlê Yang, xã Ea Wy, thị trấn Ea D’răng (huyện Ea H’leo), các xã Tân Hòa, Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn), các xã Ea Tuh, Hòa Thuận (thành phố Buôn Ma Thuột).
Nguyên nhân chính khiến bệnh sốt xuất huyết tiếp tục lan rộng trên địa bàn là do Đắk Lắk đang bước vào những tháng cao điểm của mùa mưa. Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan, lơ là, chưa tích cực triển khai các biện pháp diệt lăng quăng, vệ sinh nơi ở; một số nơi chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đến công tác phòng chống sốt xuất huyết.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã chủ động khoanh vùng, phun hóa chất diệt muỗi tại tất cả các ổ dịch. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã cấp thêm cho Đắk Lắk 5.000 lít hóa chất, trang thiết bị (1 máy phun). Đắk Lắk cũng thành lập 3.000 đội xung kích, phối hợp với cán bộ y tế các địa phương tuyên truyền cho người dân triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết tại các thôn, buôn.
Ngành Y tế tỉnh khuyến cáo người dân cần chủ động các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như: ngủ bỏ màn, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, thu gom chai lọ, phế phẩm nhựa, lốp xe…; các trường học cần hướng dẫn cho học sinh cách phòng chống sốt xuất huyết. Khi người dân có biểu hiện sốt, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lâm Đồng: Dịch bệnh sốt xuất huyết lên đỉnh cao từ tháng 9 đến tháng 11-2016
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng nhanh ở Lâm Đồng, các ban, ngành chức năng tỉnh và người dân đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, nhất là việc diệt loăng quăng, muỗi. Tuy nhiên, tại một số địa bàn, chính quyền địa phương còn “đứng ngoài” trong việc xử lý dập dịch. Tại các xã Đinh Trang Hòa, Tam Bố, đoạn qua quốc lộ 20, huyện Di Linh, khu vực xảy ra ổ dịch là vùng dân cư đông, có sân vườn và chăn nuôi gia súc. Tại khu vực này, hầu hết các hộ gia đình đều trữ lốp xe máy, xe ô tô cũ và chất thành đống phía sau nhà. Hàng nghìn lốp xe máy, xe ô tô đều chứa nước mưa. Đây chính là môi trường sinh sống của loăng quăng sinh sản ra muỗi, trong đó có loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài những “điểm đen” nói trên, khu vực này còn tồn tại nhiều rác thải, nước đọng từ cống rãnh chưa được khai thông. Đây chính là những yếu tố để muỗi phát triển.
Mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhưng nhiều người bị mắc bệnh sau khi xuất viện về nhà cũng rất thờ ơ với việc phòng chống dịch. Qua khảo sát cũng cho thấy, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có thói quen nằm ngủ trong mùng chống muỗi. Công tác vệ sinh môi trường tại khu dân cư chưa cao. Theo ông K’ Nhim, Trưởng Trạm y tế xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, mới đây, các cán bộ y tế xã đã tổ chức buổi tập huấn kiến thức về bệnh sốt xuất huyết cho bà con. Tuy nhiên, do ý thức phòng dịch của người dân thấp. Các gia đình trữ nước mưa trong các dụng cụ và để ngoài trời nên đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Trong khi đó, chiến dịch diệt loăng quăng, muỗi của địa phương hiện rất bất cập, cán bộ y tế phải “đơn thương độc mã”.
Theo bác sĩ Đồng Sĩ Quang, Trưởng phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, tính đến 14-8 toàn tỉnh có 1.015 ca sốt xuất huyết nhập viện, không có ca tử vong. Những địa phương có số ca mắc nhiều là: Thành phố Bảo Lộc 285 ca, huyện Lâm Hà 141 ca, huyện Di Linh 198 ca. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xếp Lâm Đồng đứng thứ 13/20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về số ca sốt xuất huyết.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công điện về tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết. Sở Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt khẩu hiệu: “Không có muỗi, không có loăng quăng thì không có sốt xuất huyết”. Ngành Y tế đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, khoanh vùng những khu dân cư có người mắc bệnh sốt xuất huyết để phun thuốc diệt muỗi, không để lây lan trên diện rộng. Ngành y tế cũng khuyến cáo người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Ngành y tế tỉnh Lâm Đồng cũng dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng nếu không kiên trì thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống do những tháng tới là thời gian cao điểm về bệnh sốt xuất huyết với đỉnh dịch kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11-2016.
Kon Tum: Sốt xuất huyết lan rộng
Đến nay, bệnh sốt xuất huyết đã lan rộng ở tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh Kon Tum. Từ đầu năm 2016 đến nay, tỉnh Kon Tum đã ghi nhận gần 2.200 ca mắc sốt xuất huyết. Hiện, số ca sốt xuất huyết đang điều trị tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh là gần 130 ca; trong đó thành phố Kon Tum với 52 ca đang điều trị, tăng 7 ca so với tuần trước.
Để ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết, UBND tỉnh Kon Tum đã có 4 văn bản chỉ đạo; ngành Y tế tỉnh cũng ban hành 26 văn bản chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, tổ chức hội nghị tăng cường phòng chống sốt xuất huyết toàn tỉnh. Hàng ngày ngành y tế báo cáo UBND tỉnh tình hình diễn biến bệnh sốt xuất huyết... Tuy nhiên, thực tế ở cơ sở, chính quyền ở một số địa phương của tỉnh chưa vào cuộc quyết liệt nên bệnh sốt xuất huyết ở Kon Tum vẫn chưa thể ngăn chặn được.
Theo nhận định của ngành Y tế Kon Tum, bệnh sốt xuất huyết có khả năng lan rộng, bùng phát lớn tại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi. Mặc dù ngành y tế đã tích cực phun hoá chất xử lý các ổ dịch theo đúng quy định; trong đó có nhiều nơi đã phun lần thứ 3 nhưng do công tác diệt lăng quăng chưa triệt để nên vẫn còn tình trạng số người bệnh mắc rải rác ở một số nơi.
Một trong những nguyên nhân khiến công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết chưa đạt hiệu quả cao là do công tác huy động và vận động cộng đồng cùng vào cuộc còn yếu. Nhiều xã, phường, thị trấn chưa tổ chức phát động ra quân và duy trì chiến dịch diệt lăng quăng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Các địa phương chưa huy động đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác hỗ trợ diệt lăng quăng; 578 Đội xung kích trong tỉnh hoạt động không hiệu quả. Tại thành phố Kon Tum - địa phương có nhiều ca mắc bệnh sốt xuất huyết có đến 18 đội xung kích không hoạt động.
Theo nhận định của Sở Y tế tỉnh Kon Tum, hiện đang vào mùa mưa nên việc phun hoá chất xử lý ổ dịch rất khó khăn, khả năng bệnh sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp.
Bà Rịa-Vũng Tàu cần phối hợp chặt chẽ với tuyến cơ sở trong phòng chống sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 1.311 ca sốt xuất huyết, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó có 1 ca tử vong. Địa phương có số bệnh nhân mắc cao nhất là thành phố Vũng Tàu với 580 ca, chiếm 44,24% so với toàn tỉnh. Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc bệnh sốt xuất huyết là 520 trẻ, chiếm 39,6%, trên 15 tuổi là 791 ca, chiếm 60,4%, cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn so với trẻ em.
Thực hiện việc tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã tích cực thực hiện giám sát các ca bệnh theo tuyến đúng quy định của Bộ Y tế, đánh giá dịch tễ tại các điểm nóng trong toàn tỉnh, kiểm tra định kỳ, cập nhật thống kê thường xuyên. Bên cạnh đó thực hiện công tác điều tra côn trùng định kỳ, lấy mẫu huyết thanh, xử lý các ổ dịch; tiến hành thu dung và điều trị tại các bệnh viện và các Trung tâm y tế, trong đó thực hiện nghiêm túc việc kiện toàn hệ thống giám sát dịch từ các khoa, phòng để chủ động phát hiện sớm ca bệnh dịch, tổ chức xử lý dịch kịp thời, triệt để. Ngành y tế tổ chức tập huấn, tập huấn lại về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm gây dịch theo quy định của Bộ Y tế; tổ chức các đội điều trị cấp cứu cơ động, sẵn sàng tham gia cấp cứu ngoài viện và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, theo dõi dịch bệnh hàng ngày để chăm sóc và điều trị kịp thời.
Theo nhận định của ngành y tế, những tháng còn lại của năm 2016, các yếu tố nguy cơ rất dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại thành phố Vũng Tàu, huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc.
Trước yêu cầu bức thiết về việc nâng cao các biện pháp phòng và chống dịch sốt xuất huyết trong cả nước theo chỉ đạo của Bộ Y tế, chính quyền các cấp và ngành y tế các địa phương có dịch cần phối hợp tích cực chí đạo các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở trong triển khai các biện pháp phòng trừ, hệ thống giám sát của hệ thống y tế dự phòng cần làm tốt cầu nối với bệnh viện để phát hiện các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, điều trị kịp thời, tránh lây lan trong cộng đồng, khoanh vùng và xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-8-2016  (29/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-8-2016  (29/08/2016)
Chủ tịch nước gặp mặt cộng đồng người Việt tại Singapore  (28/08/2016)
Thủ tướng: Phú Yên phải đánh thức tiềm năng đang “ngủ quên”  (28/08/2016)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình họp xử lý khiếu nại ở các tỉnh phía Nam  (28/08/2016)
Hà Nội mong muốn Paris chia sẻ kinh nghiệm phát triển y tế  (28/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên