Việt Nam - Trung Quốc cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển
Chiều 17-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp lại Đại sứ Hồng Tiểu Dũng và đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có truyền thống hữu nghị lâu đời. Đây là nền tảng hết sức quan trọng để hai bên tiếp tục đi sâu hợp tác, duy trì trao đổi, tìm ra những biện pháp hữu hiệu giải quyết thỏa đáng bất đồng, tạo dựng môi trường thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đang tiếp tục phát triển tích cực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại những kết quả tốt đẹp trong cuộc gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Mông Cổ tháng 7 vừa qua, hai bên đã trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Qua Đại sứ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi lời cảm ơn Thủ tướng Lý Khắc Cường đã gửi Điện chúc mừng ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tăng cường tin cậy chính trị, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống; duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao. Hai nước cần tiếp tục thúc đẩy toàn diện quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực nhất là thương mại, đầu tư và những lĩnh vực là thế mạnh của mỗi nước; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa thế hệ trẻ, thanh niên nhằm tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Thủ tướng đề nghị Đại sứ xúc tiến nhiều hơn nữa hoạt động hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương Trung Quốc với phía Việt Nam để triển khai hiệu quả các nội dung hai bên đã thỏa thuận tại Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương; giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc trong quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước đạt tiến triển mới, phát triển cân bằng, bền vững.
Trân trọng cảm ơn những lời phát biểu tốt đẹp của Đại sứ Hồng Tiểu Dũng và những đề xuất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý kiến của Đại sứ về việc hai bên cần kiểm soát tốt các bất đồng trên biển; kiểm soát tốt thông tin và dư luận về vấn đề Biển Đông.
Thủ tướng cho rằng trước những diễn biến phức tạp của tình hình trên biển thời gian gần đây, hai bên cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; kiên trì giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ở Biển Đông; cùng các nước ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm xây dựng COC; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Phát biểu tại buổi tiếp, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng bày tỏ vinh dự và cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp; trân trọng chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được Quốc hội Việt Nam tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ mới.
Đại sứ cho biết, các nhà Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tin tưởng và hy vọng, trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhiều đóng góp quan trọng và thiết thực hơn nữa cho sự phát triển của quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng nêu rõ, Đảng, Nhà nước Trung Quốc luôn mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Việt - Trung trên mọi lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh quan hệ quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp như hiện nay.
Cho rằng quan hệ hai nước đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng mong muốn, hai nước sẽ tăng cường hơn nữa sự trao đổi và tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; đồng thời thúc đẩy giao lưu hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân; góp phần đưa quan hệ hai nước đạt được những bước phát triển thực chất hơn nữa trong thời gian tới.
Đại sứ Hồng Tiểu Dũng đề nghị hai bên sớm ký kết việc thực hiện các thỏa thuận, ghi nhớ về hợp tác thương mại, kinh tế ; giải quyết những vấn đề tồn tại trong thương mại, đầu tư như dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Đại sứ Hồng Tiểu Dũng bày tỏ mong muốn hai bên kiểm soát tốt các bất đồng về các vấn đề trên biển; kiểm soát tốt thông tin; không để những vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc./.
Thủ tướng: Khâu yếu nhất của cải cách hành chính là cán bộ  (17/08/2016)
Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của Đảng viên  (17/08/2016)
Ứng phó biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững  (17/08/2016)
Thủ tướng xin lỗi việc đoàn xe công vụ đi vào phố cổ Hội An  (17/08/2016)
Chương trình cải cách hành chính nhà nước: 5 năm nhìn lại  (17/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển