Ngày càng có nhiều người Anh muốn xin nhập quốc tịch Đức
Bài báo viết về trường hợp bà Alison Fry có chồng là người Đức, hai con gái mang hộ chiếu Đức và đã sống 27 năm ở Đức. Thế nhưng, sau sự kiện Brexit, người phụ nữ 49 tuổi này đã nộp đơn xin nhập tịch Đức, vì không muốn gặp các rắc rối liên quan tới hoạt động xuất cảnh ra vào khối EU.
Không chỉ trường hợp Fry, mà tại Đức còn có rất nhiều trường hợp người Anh muốn nhập tịch Đức sau vụ Brexit. Theo báo Đức, kể từ đầu năm 2016 và đặc biệt từ ngày 23-6 đến nay, đã có rất nhiều người Anh nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức và xu hướng này đặc biệt tăng mạnh ở các địa phương lớn tại Đức.
Một số nơi như tại Stuttgart, số người nộp đơn xin nhập tịch Đức tăng gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Hamburg đã có 120 công dân Anh xin nhập tịch Đức kể từ sau ngày 23-6.
Trước tình hình trên, nhóm nghị sỹ đảng Xanh trong Quốc hội đang đề nghị nới lỏng các quy định về nhập tịch cho công dân Anh. Với các trường hợp đã sống ở Đức trên 6 năm đã hội đủ các tiêu chí nên được tạo điều kiện để họ có quốc tịch Đức, thay vì mức thời hạn thông thường là 8 năm.
Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã phản đối dành đặc quyền cho công dân Anh được nhập quốc tịch Đức, cho rằng việc nhập tịch với người nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện chung đã đặt ra.
Thông thường, người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức phải từ bỏ quốc tịch ban đầu của mình, song với công dân EU có đôi chút khác biệt.
Một người quốc tịch Anh muốn trở thành công dân Đức thì người này vẫn được giữ quốc tịch Anh chừng nào Anh còn thuộc EU. Đây là lý do đã có rất nhiều người Anh ở Đức nộp đơn xin nhập tịch Đức kể từ sau ngày 23-6 vừa qua./.
Hàng chục trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển đợt một  (13/08/2016)
Cần lấy ý kiến người dân về việc di dời Trung tâm hành chính Đà Nẵng  (13/08/2016)
Chống thực phẩm 'bẩn': Doanh nghiệp sẵn sàng vào cuộc  (13/08/2016)
Hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác khu vực phía Bắc  (13/08/2016)
Mỗi địa phương cần phát huy tốt nội lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  (13/08/2016)
Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam và Liên bang Nga  (13/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển