Chống thực phẩm 'bẩn': Doanh nghiệp sẵn sàng vào cuộc
22:05, ngày 13-08-2016
Sáng 13-8-2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã đi khảo sát một số mô hình sản xuất, cung ứng nông sản, suất ăn tập thể tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Doanh nghiệp và nông dân phải “chung thủy” với nhau
Kiểm tra tại khu trang trại trồng rau của Công ty Hương Việt Sinh (khu nông nghiệp công nghệ cao xã Việt Đoàn), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tìm hiểu về quy trình trồng rau sạch, rau an toàn. Khu trại có diện tích gần 5 ha, trong đó có 3,5 ha trồng rau trong nhà lưới, 2.500 m2 hệ thống nhà màng để trồng rau sạch trên giá thể.
Đáng chú ý, Công ty đã liên kết với hàng chục hộ nông dân để cung cấp nguồn rau, thịt an toàn chế biến gần 40.000 suất ăn cung cấp cho học sinh 40 trường tiểu học ở Hà Nội và Bắc Ninh. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp vốn, vật tư, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, còn nông dân góp đất và ngày công trồng các loại rau theo yêu cầu và tuân thủ quy trình do công ty đưa ra.
Trên cánh đồng rộng gần 2,5 ha thuộc thôn Dền, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, Phó Thủ tướng đã trao đổi, lắng nghe ý kiến của bà con tham gia vào chuỗi sản xuất của Công ty Việt Hương Sinh.
Chị Nguyễn Thị Luyên (thôn Dền, xã Cảnh Hưng) cho biết gia đình chị có 4 sào đất nhưng phải trồng gối đầu từng sào vì phải tự đi bán, thu nhập khoảng 5 triệu đồng/sào. Sau khi tham gia dự án của Công ty Hương Việt Sinh, 4 sào rau gia đình chị luôn “hoạt động hết công suất”, cho thu nhập gấp đôi trước kia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp cần tiếp tục được đẩy mạnh. “Mọi thứ đã sẵn sàng, chủ yếu tập trung vào khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Đồng thời tạo niềm tin để người dân và doanh nghiệp luôn ‘chung thủy’ với nhau, không vì lợi nhuận trước mắt mà cần hướng tới phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng làm thế nào để thuyết phục một người đang trồng rau “bẩn”, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chuyển sang trồng rau sạch, chăn nuôi an toàn, chị Luyên khẳng định: “Tôi sẽ góp ý chân thành với bà con cùng thôn, xã rằng sức khỏe là vốn quý của con người, hãy bảo vệ sức khỏe và môi trường từ khâu làm đất đến quá trình chăm sóc rau, chỉ phun thuốc vi sinh, không phun thuốc độc hại, cung cấp ra thị trường những loại rau bảo đảm an toàn thực phẩm. Trách nhiệm của hội viên phụ nữ chúng tôi là phải tuyên truyền, cứ gặp gỡ nhau là vận động nhau cùng sản xuất ra những thực phẩm sạch…”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác cũng đã đến thăm một gia đình chăn nuôi bò sữa, cung cấp nguồn sữa tươi cho Công ty Vinamilk; chi nhánh Công ty Thuận An, xã Bất Lự, huyện Tiên Du, đơn vị cung cấp hơn 1.000 suất ăn cho công nhân 3 nhà máy tại Tiên Du với giá 17.000 đồng/suất.
Doanh nghiệp đề xuất lập quỹ bảo đảm an toàn thực phẩm
Thăm Công ty Đầu tư phát triển gia công gà Dabaco, thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du), Phó Thủ tướng đánh giá cao các quy trình sản xuất, công nghệ chăn nuôi hiện đại của doanh nghiệp.
Dabaco là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị khép kín 3F từ trang trại đến bàn ăn gồm sản xuất con giống, chăn nuôi tập trung-sản xuất thức ăn đến chế biến thực phẩm và phân phối sản phẩm. Hiện mỗi ngày Dabaco cung cấp ra thị trường 600.000 quả trứng và đặt mục tiêu đến cuối năm 2016 đạt công suất 1 triệu quả; cung cấp ra thị trường hơn 30 triệu con gà giống; 650.000 lợn giống và nhiều sản phẩm khác chế biến từ thịt gà…
Từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, ông Nguyễn Như So cho rằng vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước mà vai trò của các doanh nghiệp, nhận thức người dân là vô cùng quan trọng.
Ông So đề xuất với Phó Thủ tướng về việc thành lập quỹ do doanh nghiệp đóng góp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời triển khai tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng về an toàn thực phẩm; đào tạo, nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm sạch.
“Chỉ có doanh nghiệp mới biết kiểm tra thế nào, xử lý ra sao là hiệu quả, tiết kiệm nhất, đơn vị nào làm ăn nghiêm chỉnh, đơn vị nào không. Vì vậy, khi tham gia vào quỹ này thì chính bản thân doanh nghiệp sẽ giám sát lẫn nhau bên cạnh hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước”, ông So trao đổi.
Xử nghiêm vi phạm, không để “con sâu làm rầu nồi canh”
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chiều 13-8, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết địa phương hiện có hơn 4.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, 65% cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bắc Ninh cũng có gần 11 ha trồng rau được chứng nhận rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quy hoạch được 36 vùng chăn nuôi bò, 51 vùng chăn nuôi lợn, 38 vùng chăn nuôi gia cầm và 68 khu vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm khép kín ở Bắc Ninh còn ít, chủ yếu vẫn là sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Ghi nhận sự chủ động, quyết liệt của địa phương trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Bắc Ninh hội tụ nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm như gần Hà Nội, tập trung rất nhiều khu công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất bia rượu, nước giải khát, chăn nuôi, chế biến thực phẩm... Tỉnh có nghị quyết rất sớm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đã triển khai việc này từ tuyên truyền vận động người dân, đến tạo điều kiện về đất đai, cơ chế cho doanh nghiệp triển khai các mô hình chuỗi nông sản sạch…
Phó Thủ tướng lưu ý với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh: Khó nhất là cách thức tuyên truyền, cổ vũ người tốt, mô hình tốt và làm cho dân hiểu, tuân theo quy trình sản xuất an toàn. “Thói quen của bà con là thường rỉ tai nhau về cách canh tác, dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… Đây là điểm cần chú ý trong công tác tuyên truyền, vận động người dân. Bây giờ hiện tượng hai luống rau (một luống để ăn, một luống để bán) đã ít đi chứng tỏ khi chúng ta tuyên truyền đầy đủ, đến nơi đến chốn thì trong cộng đồng, 10 người chắc 9 người sẽ không vì chạy theo lợi nhuận mà trồng rau bẩn, làm hại sức khỏe người khác”, Phó Thủ tướng nói.
Về đề xuất lập quỹ an toàn thực phẩm của Công ty Dabaco, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là sáng kiến rất đáng hoan nghênh. “Trước đây chúng ta đề cập nhiều đến vai trò của chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị-xã hội nhưng chưa chú trọng vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Bởi chính các doanh nghiệp cũng mong muốn bên cạnh tuyên truyền, biểu dương những đơn vị làm ăn nghiêm chỉnh, các các cơ sở làm ăn gian dối cũng phải được phát hiện, xử lý công khai”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu về quy định liên quan đến vận hành quỹ, xã hội hóa trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm…
“Chúng ta vận động, tuyên truyền, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay nhưng cũng phải phát hiện, xử lý triệt để, không để ‘con sâu làm rầu nồi canh. Suy cho cùng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết là cho chính người dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Kiểm tra tại khu trang trại trồng rau của Công ty Hương Việt Sinh (khu nông nghiệp công nghệ cao xã Việt Đoàn), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tìm hiểu về quy trình trồng rau sạch, rau an toàn. Khu trại có diện tích gần 5 ha, trong đó có 3,5 ha trồng rau trong nhà lưới, 2.500 m2 hệ thống nhà màng để trồng rau sạch trên giá thể.
Đáng chú ý, Công ty đã liên kết với hàng chục hộ nông dân để cung cấp nguồn rau, thịt an toàn chế biến gần 40.000 suất ăn cung cấp cho học sinh 40 trường tiểu học ở Hà Nội và Bắc Ninh. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp vốn, vật tư, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, còn nông dân góp đất và ngày công trồng các loại rau theo yêu cầu và tuân thủ quy trình do công ty đưa ra.
Trên cánh đồng rộng gần 2,5 ha thuộc thôn Dền, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, Phó Thủ tướng đã trao đổi, lắng nghe ý kiến của bà con tham gia vào chuỗi sản xuất của Công ty Việt Hương Sinh.
Chị Nguyễn Thị Luyên (thôn Dền, xã Cảnh Hưng) cho biết gia đình chị có 4 sào đất nhưng phải trồng gối đầu từng sào vì phải tự đi bán, thu nhập khoảng 5 triệu đồng/sào. Sau khi tham gia dự án của Công ty Hương Việt Sinh, 4 sào rau gia đình chị luôn “hoạt động hết công suất”, cho thu nhập gấp đôi trước kia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp cần tiếp tục được đẩy mạnh. “Mọi thứ đã sẵn sàng, chủ yếu tập trung vào khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Đồng thời tạo niềm tin để người dân và doanh nghiệp luôn ‘chung thủy’ với nhau, không vì lợi nhuận trước mắt mà cần hướng tới phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng làm thế nào để thuyết phục một người đang trồng rau “bẩn”, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chuyển sang trồng rau sạch, chăn nuôi an toàn, chị Luyên khẳng định: “Tôi sẽ góp ý chân thành với bà con cùng thôn, xã rằng sức khỏe là vốn quý của con người, hãy bảo vệ sức khỏe và môi trường từ khâu làm đất đến quá trình chăm sóc rau, chỉ phun thuốc vi sinh, không phun thuốc độc hại, cung cấp ra thị trường những loại rau bảo đảm an toàn thực phẩm. Trách nhiệm của hội viên phụ nữ chúng tôi là phải tuyên truyền, cứ gặp gỡ nhau là vận động nhau cùng sản xuất ra những thực phẩm sạch…”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác cũng đã đến thăm một gia đình chăn nuôi bò sữa, cung cấp nguồn sữa tươi cho Công ty Vinamilk; chi nhánh Công ty Thuận An, xã Bất Lự, huyện Tiên Du, đơn vị cung cấp hơn 1.000 suất ăn cho công nhân 3 nhà máy tại Tiên Du với giá 17.000 đồng/suất.
Doanh nghiệp đề xuất lập quỹ bảo đảm an toàn thực phẩm
Thăm Công ty Đầu tư phát triển gia công gà Dabaco, thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du), Phó Thủ tướng đánh giá cao các quy trình sản xuất, công nghệ chăn nuôi hiện đại của doanh nghiệp.
Dabaco là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị khép kín 3F từ trang trại đến bàn ăn gồm sản xuất con giống, chăn nuôi tập trung-sản xuất thức ăn đến chế biến thực phẩm và phân phối sản phẩm. Hiện mỗi ngày Dabaco cung cấp ra thị trường 600.000 quả trứng và đặt mục tiêu đến cuối năm 2016 đạt công suất 1 triệu quả; cung cấp ra thị trường hơn 30 triệu con gà giống; 650.000 lợn giống và nhiều sản phẩm khác chế biến từ thịt gà…
Từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, ông Nguyễn Như So cho rằng vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước mà vai trò của các doanh nghiệp, nhận thức người dân là vô cùng quan trọng.
Ông So đề xuất với Phó Thủ tướng về việc thành lập quỹ do doanh nghiệp đóng góp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời triển khai tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng về an toàn thực phẩm; đào tạo, nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm sạch.
“Chỉ có doanh nghiệp mới biết kiểm tra thế nào, xử lý ra sao là hiệu quả, tiết kiệm nhất, đơn vị nào làm ăn nghiêm chỉnh, đơn vị nào không. Vì vậy, khi tham gia vào quỹ này thì chính bản thân doanh nghiệp sẽ giám sát lẫn nhau bên cạnh hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước”, ông So trao đổi.
Xử nghiêm vi phạm, không để “con sâu làm rầu nồi canh”
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chiều 13-8, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết địa phương hiện có hơn 4.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, 65% cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bắc Ninh cũng có gần 11 ha trồng rau được chứng nhận rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quy hoạch được 36 vùng chăn nuôi bò, 51 vùng chăn nuôi lợn, 38 vùng chăn nuôi gia cầm và 68 khu vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm khép kín ở Bắc Ninh còn ít, chủ yếu vẫn là sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Ghi nhận sự chủ động, quyết liệt của địa phương trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Bắc Ninh hội tụ nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm như gần Hà Nội, tập trung rất nhiều khu công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất bia rượu, nước giải khát, chăn nuôi, chế biến thực phẩm... Tỉnh có nghị quyết rất sớm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đã triển khai việc này từ tuyên truyền vận động người dân, đến tạo điều kiện về đất đai, cơ chế cho doanh nghiệp triển khai các mô hình chuỗi nông sản sạch…
Phó Thủ tướng lưu ý với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh: Khó nhất là cách thức tuyên truyền, cổ vũ người tốt, mô hình tốt và làm cho dân hiểu, tuân theo quy trình sản xuất an toàn. “Thói quen của bà con là thường rỉ tai nhau về cách canh tác, dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… Đây là điểm cần chú ý trong công tác tuyên truyền, vận động người dân. Bây giờ hiện tượng hai luống rau (một luống để ăn, một luống để bán) đã ít đi chứng tỏ khi chúng ta tuyên truyền đầy đủ, đến nơi đến chốn thì trong cộng đồng, 10 người chắc 9 người sẽ không vì chạy theo lợi nhuận mà trồng rau bẩn, làm hại sức khỏe người khác”, Phó Thủ tướng nói.
Về đề xuất lập quỹ an toàn thực phẩm của Công ty Dabaco, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là sáng kiến rất đáng hoan nghênh. “Trước đây chúng ta đề cập nhiều đến vai trò của chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị-xã hội nhưng chưa chú trọng vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Bởi chính các doanh nghiệp cũng mong muốn bên cạnh tuyên truyền, biểu dương những đơn vị làm ăn nghiêm chỉnh, các các cơ sở làm ăn gian dối cũng phải được phát hiện, xử lý công khai”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu về quy định liên quan đến vận hành quỹ, xã hội hóa trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm…
“Chúng ta vận động, tuyên truyền, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay nhưng cũng phải phát hiện, xử lý triệt để, không để ‘con sâu làm rầu nồi canh. Suy cho cùng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết là cho chính người dân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao nghỉ công tác khu vực phía Bắc  (13/08/2016)
Mỗi địa phương cần phát huy tốt nội lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  (13/08/2016)
Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam và Liên bang Nga  (13/08/2016)
Hà Nội: Hơn 11.500 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm  (13/08/2016)
Trung Quốc và Ấn Độ chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh BRICS  (13/08/2016)
Liên doanh Vietsovpetro đạt tổng doanh thu trên 74 tỷ USD  (12/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển