Mỗi địa phương cần phát huy tốt nội lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
22:05, ngày 13-08-2016
TCCSĐT - Ngày 12-8-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhiệm kỳ 2015-2016. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhiệm kỳ 2015- 2016 chủ trì Hội nghị.
Thông tin tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Mặc dù Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ chiếm 8% diện tích và 17% dân số của cả nước, nhưng đây là nơi thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài và thời gian qua đã đóng góp 60% ngân sách quốc gia. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn có nguồn nhân lực chất lượng cao so với mặt bằng chung cả nước, trong đó chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung 40% tổng số cán bộ khoa học cả nước, đây là lợi thế cạnh tranh phát triển cho cả Vùng; bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 10 năm qua cao hơn mức tăng trưởng cả nước 1,5 lần và sản xuất hơn 40% tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) cả nước. Đáng chú ý, giai đoạn 2011- 2014, tăng trưởng của vùng đạt 10,2%, cả nước đạt 5,7%, cơ cấu kinh tế của Vùng đã có sự chuyển dịch nhanh và đúng hướng theo xu thế giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp và khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể.
Trao đổi thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu khẳng định: Thời gian qua Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước đã và đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành lân cận trong Vùng. Đặc biệt, việc liên kết phát triển kinh tế vùng đã tạo ra một hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết như: cầu đường, trường học, trạm xá. Các tuyến đường giao thông như cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần tăng cường giao thương hàng hóa và hành khách giữa Thành phố với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên, tại Hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc mà lãnh đạo các địa phương trong Vùng cần phải tìm ra giải pháp để khắc phục. Đó là, những “điểm nghẽn” như mối liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa thực sự chặt chẽ, trong đó hệ thống giao thông kết nối các tỉnh là yếu tố tác động căn cơ và khó khăn nhất, bởi tính đồng bộ chưa cao, thậm chí có dấu hiệu xuống cấp tại một số khu vực gây cản trở phát triển chung của Vùng.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh nhận định: Hệ thống kết nối giao thông giữa các tỉnh trong Vùng hiện còn nhiều bất cập, nhất là khu vực các tuyến đường cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh luôn nằm trong tình trạng ùn tắc. Theo đó, đồng chí Trần Văn Vĩnh cho rằng, để nền kinh tế phát triển thì nhất thiết phải đầu tư và phát triển hệ thống giao thông làm sao cho đồng bộ, nếu tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại những vị trí quan trọng như thời gian qua thì không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ảnh hưởng rất lớn cả Vùng. Cùng quan điểm này, đồng chí Trần Văn Cần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cho rằng cần xây dựng chương trình liên kết vùng cụ thể, chặt chẽ trong triển khai các quy hoạch xây dựng, đô thị, nông nghiệp, nhất là tập trung đầu tư kết nối hạ tầng về giao thông với các địa phương.
Chia sẻ và lo lắng tính hiệu quả trong sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương của Vùng, đồng chí Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nêu dẫn chứng, việc Bình Dương và Thành phố Hồ Chí cùng xử lý việc ô nhiễm kênh Ba Bò trong nhiều năm qua vẫn chưa xong. Nguyên nhân là do cơ chế phối hợp Vùng khá rời rạc. Đồng tình với vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Dĩnh còn cho biết, vấn đề liên quan đến kết nối thị trường giữa các địa phương trong Vùng hiện vẫn loay hoay, không biết trồng cây gì, nuôi con gì, tiêu thụ ở đâu?
Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, ý kiến của các đại biểu cho rằng trong thời gian tới các địa phương phải tăng cường kết nối, cùng quan tâm đến những lĩnh vực chung như giao thông, ô nhiễm môi trường, đào tạo nguồn nhân lực. Theo đó, cần có cơ chế họp định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá những việc làm được, khắc phục những việc chưa làm được và tăng cường trao đổi thông tin để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết: Sắp tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đứng ra chủ trì tổ chức một hội nghị giữa các vùng để tìm ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc về vấn đề giao thông, khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, dẫn đến giao thông chưa được đồng bộ, ách tắc ở cửa ngõ. Và, để phát huy tiềm năng, lợi thế của Vùng, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc liên kết giữa các địa phương rất quan trọng, nhưng tính quyết định vẫn là mỗi địa phương phải phát huy tốt nội lực của chính mình./.
Thông tin tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Mặc dù Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ chiếm 8% diện tích và 17% dân số của cả nước, nhưng đây là nơi thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài và thời gian qua đã đóng góp 60% ngân sách quốc gia. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn có nguồn nhân lực chất lượng cao so với mặt bằng chung cả nước, trong đó chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung 40% tổng số cán bộ khoa học cả nước, đây là lợi thế cạnh tranh phát triển cho cả Vùng; bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 10 năm qua cao hơn mức tăng trưởng cả nước 1,5 lần và sản xuất hơn 40% tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) cả nước. Đáng chú ý, giai đoạn 2011- 2014, tăng trưởng của vùng đạt 10,2%, cả nước đạt 5,7%, cơ cấu kinh tế của Vùng đã có sự chuyển dịch nhanh và đúng hướng theo xu thế giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp và khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể.
Trao đổi thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu khẳng định: Thời gian qua Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước đã và đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành lân cận trong Vùng. Đặc biệt, việc liên kết phát triển kinh tế vùng đã tạo ra một hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết như: cầu đường, trường học, trạm xá. Các tuyến đường giao thông như cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã góp phần tăng cường giao thương hàng hóa và hành khách giữa Thành phố với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên, tại Hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra một số hạn chế, vướng mắc mà lãnh đạo các địa phương trong Vùng cần phải tìm ra giải pháp để khắc phục. Đó là, những “điểm nghẽn” như mối liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa thực sự chặt chẽ, trong đó hệ thống giao thông kết nối các tỉnh là yếu tố tác động căn cơ và khó khăn nhất, bởi tính đồng bộ chưa cao, thậm chí có dấu hiệu xuống cấp tại một số khu vực gây cản trở phát triển chung của Vùng.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh nhận định: Hệ thống kết nối giao thông giữa các tỉnh trong Vùng hiện còn nhiều bất cập, nhất là khu vực các tuyến đường cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh luôn nằm trong tình trạng ùn tắc. Theo đó, đồng chí Trần Văn Vĩnh cho rằng, để nền kinh tế phát triển thì nhất thiết phải đầu tư và phát triển hệ thống giao thông làm sao cho đồng bộ, nếu tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra tại những vị trí quan trọng như thời gian qua thì không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ảnh hưởng rất lớn cả Vùng. Cùng quan điểm này, đồng chí Trần Văn Cần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cho rằng cần xây dựng chương trình liên kết vùng cụ thể, chặt chẽ trong triển khai các quy hoạch xây dựng, đô thị, nông nghiệp, nhất là tập trung đầu tư kết nối hạ tầng về giao thông với các địa phương.
Chia sẻ và lo lắng tính hiệu quả trong sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương của Vùng, đồng chí Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nêu dẫn chứng, việc Bình Dương và Thành phố Hồ Chí cùng xử lý việc ô nhiễm kênh Ba Bò trong nhiều năm qua vẫn chưa xong. Nguyên nhân là do cơ chế phối hợp Vùng khá rời rạc. Đồng tình với vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Dĩnh còn cho biết, vấn đề liên quan đến kết nối thị trường giữa các địa phương trong Vùng hiện vẫn loay hoay, không biết trồng cây gì, nuôi con gì, tiêu thụ ở đâu?
Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, ý kiến của các đại biểu cho rằng trong thời gian tới các địa phương phải tăng cường kết nối, cùng quan tâm đến những lĩnh vực chung như giao thông, ô nhiễm môi trường, đào tạo nguồn nhân lực. Theo đó, cần có cơ chế họp định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá những việc làm được, khắc phục những việc chưa làm được và tăng cường trao đổi thông tin để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết: Sắp tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đứng ra chủ trì tổ chức một hội nghị giữa các vùng để tìm ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc về vấn đề giao thông, khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, dẫn đến giao thông chưa được đồng bộ, ách tắc ở cửa ngõ. Và, để phát huy tiềm năng, lợi thế của Vùng, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc liên kết giữa các địa phương rất quan trọng, nhưng tính quyết định vẫn là mỗi địa phương phải phát huy tốt nội lực của chính mình./.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam và Liên bang Nga  (13/08/2016)
Hà Nội: Hơn 11.500 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm  (13/08/2016)
Trung Quốc và Ấn Độ chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh BRICS  (13/08/2016)
Liên doanh Vietsovpetro đạt tổng doanh thu trên 74 tỷ USD  (12/08/2016)
Trao quyết định chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng  (12/08/2016)
Doanh nghiệp Mỹ đánh giá Việt Nam là thị trường mục tiêu trong ASEAN  (12/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển