Đánh giá tác hại của chất độc da cam/doxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam
“Đánh giá tác hại của chất độc da cam/doxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” là chủ đề hội thảo quốc tế do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức từ ngày 08 đến ngày 09-8, tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, đại diện các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương cùng nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hoan nghênh, đánh giá cao Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tổ chức hội thảo; cảm ơn các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội đã nói lên tiếng nói vì công lý, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam và toàn thể nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội thảo quốc tế được tổ chức nhân dịp 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam là hoạt động thiết thực, góp phần thúc đẩy phong trào hành động vì nạn nhân chất độc da cam, thúc đẩy công cuộc khắc phục thảm họa da cam, kêu gọi đoàn kết, ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học cũng như các loại vũ khí hủy diệt khác.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong muốn các nạn nhân chiến tranh, nhất là nạn nhân da cam đều được hỗ trợ để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ các nạn nhân, kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước chung tay, góp sức khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam...
Hội thảo là cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học, quản lý, hoạt động xã hội có uy tín trong, ngoài nước để nhằm công bố, trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, tiếp tục làm rõ hậu quả nặng nề của chất độc dacam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường, con người... Đây cũng là dịp để các nhà khoa học đánh giá, đề xuất các biện pháp khắc phục; kêu gọi cộng đồng tiếp tục quan tâm giúp đỡ nạn nhân cả về vật chất và tinh thần, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; lên án, ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hủy diệt khác...
Hội thảo “Đánh giá tác hại của chất độc da cam/doxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” gồm 2 chuyên đề: Chuyên đề về môi trường, độc học, sinh thái; chuyên đề y tế và sức khỏe cộng đồng.
Trên 30 tham luận gửi tới hội thảo đều thống nhất cho rằng: Công tác khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề lớn phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Trong đó, Việt Nam cần tiếp tục điều tra, đánh giá chính xác hậu quả; tìm kiếm công nghệ thích hợp để xử lý ô nhiễm các khu vực còn tồn lưu cao dioxin. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần có hành động nhằm hạn chế tối đa số người bị phơi nhiễm mới; phương pháp điều trị bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc da cam. Quan trọng nhất là cần hoàn thiện chính sách chăm sóc, giúp đỡ, cải thiện đời sống nạn nhân chất độc da cam...Để giải quyết những vấn đề nêu trên cần nỗ lực rất lớn của Việt Nam và sự giúp sức của cộng đồng quốc tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo cũng cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong nước, mở rộng quan hệ, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc khắc phục hậu quả của chất độc dacam/dioxin. Trước mắt, các cơ quan chức năng cần tiến hành điều tra bổ sung để đánh giá tổng thể hiện trạng tồn lưu dioxin có nguồn gốc từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở các vùng bị phun rải, khu vực tập kết, lan tỏa. Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái; xây dựng hệ thống quan trắc kiểm soát ô nhiễm, ngăn chặn phát sinh ô nhiễm mới... Việt Nam cũng cần nhanh chóng xác định công nghệ thích hợp để xử lý triệt để tồn lưu dioxin; điều tra, khảo sát số lượng, cơ cấu số người bị phơi nhiễm, số lượng nạn nhân thuộc đối tượng trực tiếp, gián tiếp trong và sau chiến tranh; bổ sung, hoàn thiện chính sách với nạn nhân; huy động mọi nguồn lực chung sức giúp đỡ nạn nhân cải thiện đời sống, hòa nhập cộng đồng.../.
Thái Bình cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp  (08/08/2016)
Lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập ASEAN  (08/08/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay