Dư địa hợp tác Việt Nam - Lào còn rất lớn
22:52, ngày 04-08-2016
Chiều 04-8-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Douangdy đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam, Lào là hai nước anh em thân thiết, có mối quan hệ đã được thử thách qua thời gian, luôn chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong phát triển đất nước; đồng thời khẳng định, Việt Nam làm hết sức mình để đóng góp vào mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, toàn diện giữa hai nước. Không chỉ cấp quốc gia, các địa phương của Việt Nam luôn có tình cảm gắn bó sâu sắc, luôn tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình các địa phương Lào trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Thay mặt Chính phủ Lào, Phó Thủ tướng Somdy Douangdy bày tỏ cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn giúp đỡ, dành cho Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào sự ủng hộ to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước; cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương Việt Nam thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Lào sẽ làm hết sức mình để vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.
Phó Thủ tướng Somdy Douangdy cho biết, trong chuyến thăm làm việc này, hai Bộ Tài chính đã đạt nhiều kết quả tích cực trong hội đàm nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính. “Chúng tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ trong lĩnh vực đào tạo cán bộ ngành tài chính, giúp đỡ xây dựng thể chế, chính sách về tài chính như nghị định về trái phiếu chính phủ. Chúng tôi cũng đã trao đổi kinh nghiệm về xử lý vấn đề nợ công”, Phó Thủ tướng Somdy Douangdy thông báo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đánh giá cao thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tài chính đạt được trong chuyến thăm này. Tuy Việt Nam vẫn còn khó khăn, nhưng với tâm huyết và trách nhiệm, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hỗ trợ hết mình để mối quan hệ hữu nghị đặc biệt hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm trong quá trình phát triển đất nước với phía Lào.
“Dư địa hợp tác giữa hai nước là rất lớn, nhất là thương mại, đầu tư. Tôi đề nghị đồng chí quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam ở Lào, coi đây là một bộ phận của nền kinh tế Lào và có các chính sách hỗ trợ như về thuế, phí”, Thủ tướng cho biết và chia sẻ quan điểm “nếu không có doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh không phát triển thì không có thu ngân sách, không giải quyết được việc làm, không có tăng trưởng GDP. Chính vì vậy, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, cho đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ”.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào; đồng thời cho rằng hai bên cần nỗ lực tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương tương xứng tiềm năng quan hệ hai nước. Phía Việt Nam cũng đang nghiên cứu phát triển một số dự án cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào./.
Thay mặt Chính phủ Lào, Phó Thủ tướng Somdy Douangdy bày tỏ cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn giúp đỡ, dành cho Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào sự ủng hộ to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước; cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương Việt Nam thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Lào sẽ làm hết sức mình để vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.
Phó Thủ tướng Somdy Douangdy cho biết, trong chuyến thăm làm việc này, hai Bộ Tài chính đã đạt nhiều kết quả tích cực trong hội đàm nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính. “Chúng tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ trong lĩnh vực đào tạo cán bộ ngành tài chính, giúp đỡ xây dựng thể chế, chính sách về tài chính như nghị định về trái phiếu chính phủ. Chúng tôi cũng đã trao đổi kinh nghiệm về xử lý vấn đề nợ công”, Phó Thủ tướng Somdy Douangdy thông báo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đánh giá cao thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tài chính đạt được trong chuyến thăm này. Tuy Việt Nam vẫn còn khó khăn, nhưng với tâm huyết và trách nhiệm, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hỗ trợ hết mình để mối quan hệ hữu nghị đặc biệt hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm trong quá trình phát triển đất nước với phía Lào.
“Dư địa hợp tác giữa hai nước là rất lớn, nhất là thương mại, đầu tư. Tôi đề nghị đồng chí quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam ở Lào, coi đây là một bộ phận của nền kinh tế Lào và có các chính sách hỗ trợ như về thuế, phí”, Thủ tướng cho biết và chia sẻ quan điểm “nếu không có doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh không phát triển thì không có thu ngân sách, không giải quyết được việc làm, không có tăng trưởng GDP. Chính vì vậy, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, cho đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ”.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lào; đồng thời cho rằng hai bên cần nỗ lực tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương tương xứng tiềm năng quan hệ hai nước. Phía Việt Nam cũng đang nghiên cứu phát triển một số dự án cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Cần Thơ  (04/08/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tái cơ cấu thì không ngại va chạm”  (04/08/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Hàn Quốc  (04/08/2016)
Kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: "Nóng" vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm  (04/08/2016)
Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 8  (04/08/2016)
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững  (04/08/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên