Hà Nội công bố quy hoạch giao thông vận tải tới năm 2030
23:30, ngày 30-07-2016
Sáng 30-7-2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận dự hội nghị công bố Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050.
Thủ đô Hà Nội được mở rộng theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29-5-2008 của Quốc hội với diện tích hơn 3.344 km2 nhưng hệ thống giao thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị hiện tại và trong tương lai.
Ngày 25-8-2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 tại Quyết định số 1587/QĐ-TTg. Trên cơ sở quyết định này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, lập Quy hoạch giao thông vận tải tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050.
Từ cuối năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã trình Bộ Xây dựng thẩm định, góp ý hoàn thiện Đồ án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và ngày 31-3-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, có mở rộng ra vùng phụ cận với các quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không; quy hoạch vận tải hành khách công cộng; quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe.
Theo tính toán của Hà Nội, dân số toàn Thành phố đến năm 2020 là khoảng 7,9 triệu người, năm 2030 là 9,2 triệu người và đến năm 2050 là 10,8 triệu người, nhưng riêng khu vực nội đô sẽ giảm từ 1,2 triệu người (hiện tại) xuống còn 0,8 triệu người vào năm 2030.
Căn cứ vào dân số, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, Quy hoạch đặt ra một loạt chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng cần phải hướng tới. Theo đó, tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng để bảo đảm thị phần loại hình này đạt 30-35% nhu cầu đi lại vào năm 2020; 50% nhu cầu vào năm 2030 và 70% cho những năm sau 2030.
Hà Nội cũng kết nối với các địa phương khác thông qua hệ thống cao tốc (sẽ có thêm các tuyến cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội-Hòa Bình, Nội Bài-Hạ Long, Tây Bắc-Quốc lộ 5), quốc lộ và 2 vành đai liên vùng. Theo Quy hoạch này, đại lộ Thăng Long và cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ sẽ trở thành cao tốc đô thị.
Với hệ thống đường sắt, Hà Nội sẽ xây dựng đường sắt vành đai, đường sắt hướng tâm; tổ chức tuyến đường sắt nội vùng (sử dụng chung hạ tầng với đường sắt quốc gia) để kết nối với các đô thị có bán kính cách trung tâm Hà Nội 50-70 km.
Tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư cho toàn bộ Quy hoạch từ nay tới sau năm 2030 là hơn 1,2 triệu tỷ đồng, từ các nguồn đầu tư khác nhau như ODA, ngân sách Nhà nước, vốn vay thương mại, các hình thức hợp tác BT, BOT, PPP, BOO…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội nói chung và ngành giao thông vận tải Thủ đô nói riêng, định hướng phát triển giao thông vận tải của Vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ giao thông vận tải, các bộ, ngành có liên quan, các nhà khoa học, các chuyên gia và đơn vị tư vấn đã rất trách nhiệm dành nhiều công sức, tâm huyết và phối hợp có hiệu quả trong quá trình tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch này.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu, vấn đề quan trọng là phải triển khai, quản lý và thực hiện quy hoạch theo lộ trình, kế hoạch cụ thể, đi liền với đó là cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực, đưa được các dự án cụ thể vào hiện thực hóa quy hoạch.
Để biến quy hoạch thành hiện thực, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội lập kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch; xây dựng chính sách và kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải cho từng giai đoạn, huy động hiệu quả các nguồn lực từ doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, kể cả nguồn vốn ODA để thực hiện Quy hoạch; rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình giao thông; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý quy hoạch, quản lý giao thông trên địa bàn.
“Không để quy hoạch giao thông vận tải của Thành phố trở thành quy hoạch treo”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ nhiệm vụ với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đối với Bộ Xây dựng, Phó Thủ tướng đề nghị cần tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch đã được phê duyệt và công tác quy hoạch nói chung trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phối hợp với Thành phố Hà Nội trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý phát triển đô thị.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các dự án về phát triển giao thông vận tải trên địa bàn. Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xác định nguồn vốn đầu tư và xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hà Nội trong việc đầu tư khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo định hướng quy hoạch đã được duyệt.
“Chính phủ luôn ủng hộ Thành phố Hà Nội trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch; sẽ tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách trên cơ sở bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật để hỗ trợ Hà Nội phát triển một cách nhanh và hiệu quả nhất. Sự phát triển của Thủ đô cũng là phát triển chung của cả nước”, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh./.
Ngày 25-8-2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 tại Quyết định số 1587/QĐ-TTg. Trên cơ sở quyết định này, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, lập Quy hoạch giao thông vận tải tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050.
Từ cuối năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã trình Bộ Xây dựng thẩm định, góp ý hoàn thiện Đồ án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và ngày 31-3-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, có mở rộng ra vùng phụ cận với các quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không; quy hoạch vận tải hành khách công cộng; quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe.
Theo tính toán của Hà Nội, dân số toàn Thành phố đến năm 2020 là khoảng 7,9 triệu người, năm 2030 là 9,2 triệu người và đến năm 2050 là 10,8 triệu người, nhưng riêng khu vực nội đô sẽ giảm từ 1,2 triệu người (hiện tại) xuống còn 0,8 triệu người vào năm 2030.
Căn cứ vào dân số, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, Quy hoạch đặt ra một loạt chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng cần phải hướng tới. Theo đó, tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng để bảo đảm thị phần loại hình này đạt 30-35% nhu cầu đi lại vào năm 2020; 50% nhu cầu vào năm 2030 và 70% cho những năm sau 2030.
Hà Nội cũng kết nối với các địa phương khác thông qua hệ thống cao tốc (sẽ có thêm các tuyến cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội-Hòa Bình, Nội Bài-Hạ Long, Tây Bắc-Quốc lộ 5), quốc lộ và 2 vành đai liên vùng. Theo Quy hoạch này, đại lộ Thăng Long và cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ sẽ trở thành cao tốc đô thị.
Với hệ thống đường sắt, Hà Nội sẽ xây dựng đường sắt vành đai, đường sắt hướng tâm; tổ chức tuyến đường sắt nội vùng (sử dụng chung hạ tầng với đường sắt quốc gia) để kết nối với các đô thị có bán kính cách trung tâm Hà Nội 50-70 km.
Tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư cho toàn bộ Quy hoạch từ nay tới sau năm 2030 là hơn 1,2 triệu tỷ đồng, từ các nguồn đầu tư khác nhau như ODA, ngân sách Nhà nước, vốn vay thương mại, các hình thức hợp tác BT, BOT, PPP, BOO…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội nói chung và ngành giao thông vận tải Thủ đô nói riêng, định hướng phát triển giao thông vận tải của Vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng, Bộ giao thông vận tải, các bộ, ngành có liên quan, các nhà khoa học, các chuyên gia và đơn vị tư vấn đã rất trách nhiệm dành nhiều công sức, tâm huyết và phối hợp có hiệu quả trong quá trình tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch này.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu, vấn đề quan trọng là phải triển khai, quản lý và thực hiện quy hoạch theo lộ trình, kế hoạch cụ thể, đi liền với đó là cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực, đưa được các dự án cụ thể vào hiện thực hóa quy hoạch.
Để biến quy hoạch thành hiện thực, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội lập kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch; xây dựng chính sách và kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải cho từng giai đoạn, huy động hiệu quả các nguồn lực từ doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, kể cả nguồn vốn ODA để thực hiện Quy hoạch; rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình giao thông; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý quy hoạch, quản lý giao thông trên địa bàn.
“Không để quy hoạch giao thông vận tải của Thành phố trở thành quy hoạch treo”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ nhiệm vụ với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đối với Bộ Xây dựng, Phó Thủ tướng đề nghị cần tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch đã được phê duyệt và công tác quy hoạch nói chung trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phối hợp với Thành phố Hà Nội trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý phát triển đô thị.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các dự án về phát triển giao thông vận tải trên địa bàn. Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xác định nguồn vốn đầu tư và xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hà Nội trong việc đầu tư khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo định hướng quy hoạch đã được duyệt.
“Chính phủ luôn ủng hộ Thành phố Hà Nội trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch; sẽ tạo mọi điều kiện về cơ chế chính sách trên cơ sở bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật để hỗ trợ Hà Nội phát triển một cách nhanh và hiệu quả nhất. Sự phát triển của Thủ đô cũng là phát triển chung của cả nước”, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh./.
Trao tặng, truy tặng danh hiệu cho 234 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng  (29/07/2016)
Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến sự cố môi trường biển  (29/07/2016)
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình đề ra  (29/07/2016)
Phải có trách nhiệm trước cử tri khi bấm nút thông qua luật  (29/07/2016)
Tăng cường hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan  (29/07/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu người dân tộc thiểu số  (29/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển