Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu người dân tộc thiểu số
Chiều 28-7, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số.
Tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Phùng Quốc Hiển; đại diện các cơ quan hữu quan và 86 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số.
Tại buổi gặp mặt, thay mặt Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và 86 đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trân trọng cảm ơn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tham dự buổi gặp mặt.
Đồng chí Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh sự hiện diện của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số nói riêng; là nguồn cổ vũ, động viên gửi gắm niềm tin và giao nhiệm vụ cho các đại biểu ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến nhấn mạnh, trong lịch sử 70 năm của Quốc hội Việt Nam, quán triệt tinh thần bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc, nhiệm kỳ các khóa Quốc hội đều có sự tham gia tăng dần số thành phần các dân tộc thiểu số, từ khóa I đến khóa XIV đã có 49/53 dân tộc thiểu số có đại biểu tham gia Quốc hội.
Hiện nay chỉ còn 4 dân tộc thiểu số rất ít người chưa có đại biểu tham gia các khóa Quốc hội (là các dân tộc Lự, Ngái, Brâu và dân tộc Ơđu).
Số lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội cũng tăng lên. Nhiều khóa gần đây, những đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15-18% so với tổng số đại biểu Quốc hội (khóa XIV là 17,4%). Trình độ năng lực của đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số ngày được nâng cao, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV có sự chuyển biến rõ rệt.
Trong 86 vị đại biểu dân tộc thiểu số có trình độ đại học và cử nhân là 83 người, chiếm 96,5%; trình độ trên đại học là 32 người, chiếm 37,2%; về lý luận chính trị, trình độ cao cấp, cử nhân là 67 người, chiếm 77,9%; tỷ lệ đảng viên chiếm 90,69%; tỷ lệ nữ giới chiếm 47,67%.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chúc mừng 86 vị đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số đã được đồng bào, cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội và qua các vị đại biểu gửi đến đồng bào các dân tộc lời chào đoàn kết và lời thăm hỏi ân cần.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số với ý thức vươn lên, không cam chịu đói nghèo, phát huy nội lực, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đồng sức, đồng lòng bảo vệ thành quả cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp.
Nhiều chương trình mục tiêu đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số đã thực sự có hiệu quả, đã hỗ trợ, hướng dẫn các đồng bào dân tộc vươn lên tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tôn vinh các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam...
Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã thực hiện những chính sách đặc thù, chăm lo cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để đến nay có một đội ngũ cán bộ trưởng thành, có tri thức, năng lực, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu vận động đồng bào xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng nông thôn mới bền vững, chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần, cũng như bảo vệ cuộc sống yên vui cho đồng bào dân tộc thiểu số. Minh chứng rõ nét nhất đó là 86 đại biểu Quốc hội khóa XIV là người dân tộc thiểu số...
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ bước sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chặng đường phía trước có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV sẽ cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, của Hiến pháp 2013 thành các luật, nghị quyết của Quốc hội, chương trình hành động của Chính phủ để sớm giải quyết có hiệu quả các khó khăn, bất cập, giúp vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi phát triển nhanh bền vững, hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, nhất là các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số với tinh thần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đề cao trách nhiệm, tích cực tham gia vào hoạch định chính sách, phấn đấu hoàn thành trách nhiệm của người đại biểu nhân dân.
Đồng thời, các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan nhà nước... cần luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV, các vị đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội quan tâm, tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc; đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chính sách dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh với vai trò là người đại biểu nhân dân, mỗi đại biểu còn có trách nhiệm vận động, động viên cử tri tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến khu vực miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng Quốc hội khóa XIV sẽ phát huy đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân. Các vị đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu, có những đóng góp tích cực trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội; góp thêm những thành tích, dấu mốc mới cho lịch sử Quốc hội Việt Nam; xứng đáng với niềm tin yêu, hy vọng của cử tri cả nước và cử tri vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Thay mặt 86 đại biểu Quốc hội khóa XIV là dân tộc thiểu số, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu khẳng định 86 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số sẽ không ngừng tu dưỡng phẩm chất chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ về mọi mặt, tham gia hiệu quả các hoạt động của Quốc hội trong việc lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trên cương vị công tác của mình, mỗi đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu sẽ tiếp tục đóng góp công sức để củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững mạnh./.
Quốc hội thảo luận quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014  (29/07/2016)
Lời Tuyên thệ - Điểm tựa niềm tin của nhân dân cả nước  (29/07/2016)
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ nhất  (29/07/2016)
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014  (29/07/2016)
Quyết định về ban hành Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở  (29/07/2016)
Những thông điệp nóng và giải pháp “hạ nhiệt” bội chi ngân sách nhà nước  (29/07/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam