Khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long- Hậu Giang 2016
22:20, ngày 11-07-2016
TCCSĐT - Ngày 11-7-2016, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long- Hậu Giang 2016 (MDEC - Hậu Giang 2016) đã chính thức khai mạc với một trong những sự kiện mở màn là Hội nghị Xúc tiến đầu tư có chủ đề “Hậu Giang - Tiềm năng đầu tư và phát triển”.
Tham dự hội nghị có hơn 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng lãnh sự, lãnh sự, các hiệp hội kinh tế nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, các viện, trường trong nước.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hậu Giang, từ khi thành lập tỉnh (năm 2004) đến nay, Hậu Giang đã thu hút được 473 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn 121.581 tỷ đồng; 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số hơn 807 triệu USD. Bình quân hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 310 doanh nghiệp đăng ký mới, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng. Môi trường đầu tư của Hậu Giang những năm qua không ngừng được cải thiện. Năm 2006 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hậu Giang nằm trong nhóm “trung bình” của cả nước; đến năm 2015 vươn lên nằm trong nhóm “khá”.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đại biểu tại hội nghị, kết quả đạt được trong lĩnh vực thu hút đầu tư những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Những hạn chế này đã dẫn đến hệ quả là: kinh tế tuy có tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật ổn định và bền vững; qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng thấp; hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp; chưa thu hẹp được khoảng cách về năng suất lao động của Hậu Giang so với mặt bằng chung của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, giá trị gia tăng không cao; các ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến còn rất ít; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, còn mất cân đối lớn giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng;...
Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong những năm tới, Hội nghị đã thống nhất đề ra một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là:
- Công khai, minh bạch trình tự, quy trình thủ tục đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.… trên Cổng Thông tin điện tử Hậu Giang, Cổng Thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, từng bước giảm hồ sơ trong thủ tục đầu tư.
- Thường xuyên cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư những lĩnh vực tiềm năng chưa khai thác; đặc biệt là các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, tiềm năng như: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư thông qua việc vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Chính phủ, các bộ ngành,Trung ương; giải quyết nhanh các kiến nghị của nhà đầu tư qua việc phân cấp và tập trung đầu mối cho các cơ quan chuyên ngành; tăng cường công tác đối thoại, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp.
- Thiết lập đường dây nóng, thư điện tử... công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận và giải đáp yêu cầu của doanh nghiệp. Tổ chức và nâng cao khả năng của hệ thống thông tin, dự báo và xử lý thông tin về thị trường, tăng cường công tác thị trường nước ngoài phục vụ doanh nghiệp.
- Hoàn chỉnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đồng thời tiếp tục tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn lao động có tay nghề cho doanh nghiệp (đào tạo theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh nghiệp); …
Tại hội nghị, tỉnh Hậu Giang đã giới thiệu và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 5 dự án lớn trong 2 lĩnh vực mà tỉnh có nhiều tiềm năng là nông nghiệp, du lịch với tổng vốn đầu tư 263 triệu USD. Đó là: Dự án Chợ nông sản chất lượng cao, quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD; Dự án Nhà máy bảo quản, chế biến trái cây, vốn đầu tư 50 triệu USD, vùng nguyên liệu 11.700 ha; Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hậu Giang, diện tích 5.200 ha, vốn đầu tư 50 triệu USD; Dự án chế biến nước khóm (dứa) cô đặc xuất khẩu, vốn đầu tư 8 triệu USD, công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm; Dự án du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vốn đầu tư 5 triệu USD, quy mô diện tích 2.800 ha.
Cùng ngày, tỉnh Hậu Giang cũng phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công Thương, Tổng Cục Du lịch tổ chức Hội chợ Công Thương đồng bằng sông Cửu Long (quy mô khoảng 1.000 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước); Hội nghị Liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung chủ yếu được trao đổi, thảo luận tại Hội nghị Liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long là cơ chế, chính sách phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp liên kết các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; liên kết giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng miền trong nước và quốc tế để phát triển các loại hình du lịch, thị trường du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng - nhất là du lịch xanh. Một trong những giải pháp hàng đầu được các tỉnh, thành trong vùng nhất trí thực hiện trong thời gian tới là tăng cường liên kết trong xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch để vùng đồng bằng sông Cửu Long thực sự trở thành một điểm đến mang tầm khu vực và quốc tế./.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hậu Giang, từ khi thành lập tỉnh (năm 2004) đến nay, Hậu Giang đã thu hút được 473 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn 121.581 tỷ đồng; 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số hơn 807 triệu USD. Bình quân hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 310 doanh nghiệp đăng ký mới, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng. Môi trường đầu tư của Hậu Giang những năm qua không ngừng được cải thiện. Năm 2006 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hậu Giang nằm trong nhóm “trung bình” của cả nước; đến năm 2015 vươn lên nằm trong nhóm “khá”.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đại biểu tại hội nghị, kết quả đạt được trong lĩnh vực thu hút đầu tư những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Những hạn chế này đã dẫn đến hệ quả là: kinh tế tuy có tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật ổn định và bền vững; qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng thấp; hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp; chưa thu hẹp được khoảng cách về năng suất lao động của Hậu Giang so với mặt bằng chung của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, giá trị gia tăng không cao; các ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến còn rất ít; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, còn mất cân đối lớn giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng;...
Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong những năm tới, Hội nghị đã thống nhất đề ra một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là:
- Công khai, minh bạch trình tự, quy trình thủ tục đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.… trên Cổng Thông tin điện tử Hậu Giang, Cổng Thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, từng bước giảm hồ sơ trong thủ tục đầu tư.
- Thường xuyên cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư những lĩnh vực tiềm năng chưa khai thác; đặc biệt là các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, tiềm năng như: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư thông qua việc vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Chính phủ, các bộ ngành,Trung ương; giải quyết nhanh các kiến nghị của nhà đầu tư qua việc phân cấp và tập trung đầu mối cho các cơ quan chuyên ngành; tăng cường công tác đối thoại, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp.
- Thiết lập đường dây nóng, thư điện tử... công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận và giải đáp yêu cầu của doanh nghiệp. Tổ chức và nâng cao khả năng của hệ thống thông tin, dự báo và xử lý thông tin về thị trường, tăng cường công tác thị trường nước ngoài phục vụ doanh nghiệp.
- Hoàn chỉnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đồng thời tiếp tục tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn lao động có tay nghề cho doanh nghiệp (đào tạo theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh nghiệp); …
Tại hội nghị, tỉnh Hậu Giang đã giới thiệu và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 5 dự án lớn trong 2 lĩnh vực mà tỉnh có nhiều tiềm năng là nông nghiệp, du lịch với tổng vốn đầu tư 263 triệu USD. Đó là: Dự án Chợ nông sản chất lượng cao, quy mô 100 ha, vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD; Dự án Nhà máy bảo quản, chế biến trái cây, vốn đầu tư 50 triệu USD, vùng nguyên liệu 11.700 ha; Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hậu Giang, diện tích 5.200 ha, vốn đầu tư 50 triệu USD; Dự án chế biến nước khóm (dứa) cô đặc xuất khẩu, vốn đầu tư 8 triệu USD, công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm; Dự án du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vốn đầu tư 5 triệu USD, quy mô diện tích 2.800 ha.
Cùng ngày, tỉnh Hậu Giang cũng phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Công Thương, Tổng Cục Du lịch tổ chức Hội chợ Công Thương đồng bằng sông Cửu Long (quy mô khoảng 1.000 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước); Hội nghị Liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung chủ yếu được trao đổi, thảo luận tại Hội nghị Liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long là cơ chế, chính sách phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp liên kết các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; liên kết giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng miền trong nước và quốc tế để phát triển các loại hình du lịch, thị trường du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng - nhất là du lịch xanh. Một trong những giải pháp hàng đầu được các tỉnh, thành trong vùng nhất trí thực hiện trong thời gian tới là tăng cường liên kết trong xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch để vùng đồng bằng sông Cửu Long thực sự trở thành một điểm đến mang tầm khu vực và quốc tế./.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân: “Các hợp tác xã cần nghiên cứu xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”  (11/07/2016)
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016  (11/07/2016)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Sao Tome và Principe  (11/07/2016)
Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề Biển Đông tại ASEM  (11/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay