Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
22:20, ngày 11-07-2016
TCCSĐT - Ngày 11-7-2016, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đồng chí Sơn Minh Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; đồng chí Trần Quốc Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, cùng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có hơn 120 đại biểu đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 6 tháng đầu năm nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có nhiều mặt phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 282 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 3,2%; vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 114 nghìn tỷ đồng, tăng 3%. Các hoạt động văn hóa - xã hội, chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo được quan tâm thực hiện thiết thực, hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách và phối hợp giải quyết các vấn đề nổi lên của vùng, giữ vững quốc phòng - an ninh, thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, tăng cường liên kết vùng, mời gọi xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn;...
Tuy nhiên, 6 tháng qua, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể là: hạn hán, xâm nhập mặn làm nhiều khu vực thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; năng suất, diện tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản đều giảm (ước thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 4.678 tỷ đồng); thiếu vốn đầu tư các công trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn mặn, trữ nước ngọt và hệ thống thủy lợi; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn thấp so các vùng khác trong cả nước; tiến độ thi công nhiều công trình trọng điểm còn chậm; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn;...
Tại Hội nghị, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội và những thuận lợi, khó khăn trong xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016; lãnh đạo tỉnh Cà Mau phát biểu về tình hình xói lở bờ biển, bờ sông; lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp phát biểu về tình hình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; lãnh đạo tỉnh Kiên Giang phát biểu về tình hình an ninh - quốc phòng vùng biên giới, hải đảo; lãnh đạo tỉnh Long An phát biểu về công tác giải quyết tình hình Việt kiều từ Cam- pu-chia về Việt Nam. Hội nghị đã nghe đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ Về ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình, đề xuất một số giải pháp phục hồi tăng trưởng sản xuất nông nghiệp; Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác quy hoạch, triển khai các dự án trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long; Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tình hình và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn 6 tháng cuối năm 2016; Bộ Quốc phòng trao đổi một số vấn đề về chủ động đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn biên giới, biển đảo Tây Nam;...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Vương Đình Huệ biểu dương Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã nỗ lực phấn đấu, đạt được kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đề cập đến phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; các bộ, ban, ngành Trung ương; các tỉnh, thành trong vùng tăng cường phối hợp thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2016 do Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề ra, tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn - nhất là ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
- Các địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh; thực hiện tốt Nghị quyết Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công (vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA); tập trung giải quyết tốt nợ vay, nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Nỗ lực ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm bù đắp tổn thất do hạn hán, xâm nhập mặn những tháng đầu năm, khôi phục đà tăng trưởng sản xuất nông nghiệp toàn vùng trong 6 tháng cuối năm.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thành lập Tổ liên ngành để trực tiếp chỉ đạo các địa phương trong vùng triển khai thực hiện ngay Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ Về ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 với những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể.
- Để đồng bằng sông Cửu Long chủ động hội nhập quốc tế, phát triển bền vững và nâng cao điều kiện sinh kế cho người dân, điều kiện sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và hệ thống logistic của vùng giai đoạn 2016-2020.
- Trong 6 tháng cuối năm 2016, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cần phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương trong vùng khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các hội nghị chuyên đề về: Kết cấu hạ tầng thủy lợi, kiểm soát mặn, trữ ngọt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng, Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế hợp tác vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn mới;…/.
Tham dự hội nghị có hơn 120 đại biểu đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 6 tháng đầu năm nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có nhiều mặt phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 282 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 3,2%; vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 114 nghìn tỷ đồng, tăng 3%. Các hoạt động văn hóa - xã hội, chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo được quan tâm thực hiện thiết thực, hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong việc đề xuất các cơ chế, chính sách và phối hợp giải quyết các vấn đề nổi lên của vùng, giữ vững quốc phòng - an ninh, thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, tăng cường liên kết vùng, mời gọi xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn;...
Tuy nhiên, 6 tháng qua, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể là: hạn hán, xâm nhập mặn làm nhiều khu vực thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; năng suất, diện tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản đều giảm (ước thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 4.678 tỷ đồng); thiếu vốn đầu tư các công trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn mặn, trữ nước ngọt và hệ thống thủy lợi; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn thấp so các vùng khác trong cả nước; tiến độ thi công nhiều công trình trọng điểm còn chậm; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn;...
Tại Hội nghị, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội và những thuận lợi, khó khăn trong xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016; lãnh đạo tỉnh Cà Mau phát biểu về tình hình xói lở bờ biển, bờ sông; lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp phát biểu về tình hình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; lãnh đạo tỉnh Kiên Giang phát biểu về tình hình an ninh - quốc phòng vùng biên giới, hải đảo; lãnh đạo tỉnh Long An phát biểu về công tác giải quyết tình hình Việt kiều từ Cam- pu-chia về Việt Nam. Hội nghị đã nghe đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ Về ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình, đề xuất một số giải pháp phục hồi tăng trưởng sản xuất nông nghiệp; Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác quy hoạch, triển khai các dự án trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long; Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tình hình và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn 6 tháng cuối năm 2016; Bộ Quốc phòng trao đổi một số vấn đề về chủ động đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn biên giới, biển đảo Tây Nam;...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Vương Đình Huệ biểu dương Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã nỗ lực phấn đấu, đạt được kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đề cập đến phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; các bộ, ban, ngành Trung ương; các tỉnh, thành trong vùng tăng cường phối hợp thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2016 do Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đề ra, tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn - nhất là ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
- Các địa phương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh; thực hiện tốt Nghị quyết Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công (vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA); tập trung giải quyết tốt nợ vay, nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Nỗ lực ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm bù đắp tổn thất do hạn hán, xâm nhập mặn những tháng đầu năm, khôi phục đà tăng trưởng sản xuất nông nghiệp toàn vùng trong 6 tháng cuối năm.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thành lập Tổ liên ngành để trực tiếp chỉ đạo các địa phương trong vùng triển khai thực hiện ngay Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ Về ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 với những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể.
- Để đồng bằng sông Cửu Long chủ động hội nhập quốc tế, phát triển bền vững và nâng cao điều kiện sinh kế cho người dân, điều kiện sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và hệ thống logistic của vùng giai đoạn 2016-2020.
- Trong 6 tháng cuối năm 2016, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cần phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương trong vùng khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các hội nghị chuyên đề về: Kết cấu hạ tầng thủy lợi, kiểm soát mặn, trữ ngọt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng, Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế hợp tác vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn mới;…/.
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Sao Tome và Principe  (11/07/2016)
Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề Biển Đông tại ASEM  (11/07/2016)
Australia dùng hình thức bỏ phiếu điện tử trong cuộc tổng tuyển cử  (11/07/2016)
Đại sứ quán Việt Nam bảo hộ ngư dân trên tàu bị bắn ở Thái Lan  (11/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay