Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 thảo luận chiến lược tăng trưởng
22:28, ngày 09-07-2016
Tại Trung Quốc, sáng 09-7-2016, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm bàn thảo các biện pháp giải quyết những vấn đề đột xuất và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Hơn 500 đại biểu tham dự hội nghị này, trong đó có đại diện của các nền kinh tế thành viên, các nền kinh tế khách mời như Tây Ban Nha, Singapore, Lào, Senegal, Kazakhstan, Ai Cập, New Zeland, Hà Lan…
Bên cạnh đó, còn có đại diện của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cùng các đại diện đến từ giới doanh nghiệp thuộc G20 (B20).
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cho biết hội nghị diễn ra trong hai ngày sẽ tập trung thảo luận các vấn đề cụ thể trong đó có việc tăng cường xây dựng cơ chế thương mại, đầu tư G20, ủng hộ cơ chế thương mại đa bên, thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu, xúc tiến sự phối hợp và hợp tác trong các chính sách đầu tư toàn cầu, đẩy mạnh chuỗi giá trị toàn cầu bao dung và kết nối.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành bày tỏ hy vọng các bên cùng nỗ lực nhằm đạt được nhận thức chung về bản kiến nghị thành quả và hành động cụ thể tiếp theo, góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra tại Hàng Châu vào tháng 9 tới.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, có vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới.
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 lần này là một trong các hoạt động lớn nhất của năm G20 Trung Quốc, mang ý nghĩa đặc biệt nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực thương mại, đầu tư trên thế giới.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi, song tình hình vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, thương mại toàn cầu tăng trưởng thấp, mức đầu tư không bằng giai đoạn trước khủng hoảng tài chính, trong khi vẫn chưa tìm ra động lực tăng trưởng bền vững mới cho kinh tế thế giới.
Do đó, theo Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn , các thành viên G20 cần xây dựng chiến lược tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó bao gồm thúc đẩy sớm thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, giảm giá thành thương mại toàn cầu; kết nối chính sách giữa các nền kinh tế thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử; tháo gỡ bài toán khó trong việc huy động vốn cho các nước đang phát triển và doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo lập chỉ số hiệu quả kinh tế thương mại toàn cầu, nhằm dự báo cho các doanh nghiệp nước ngoài; phát huy tiềm năng thương mại dịch vụ…./.
Bên cạnh đó, còn có đại diện của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cùng các đại diện đến từ giới doanh nghiệp thuộc G20 (B20).
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cho biết hội nghị diễn ra trong hai ngày sẽ tập trung thảo luận các vấn đề cụ thể trong đó có việc tăng cường xây dựng cơ chế thương mại, đầu tư G20, ủng hộ cơ chế thương mại đa bên, thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu, xúc tiến sự phối hợp và hợp tác trong các chính sách đầu tư toàn cầu, đẩy mạnh chuỗi giá trị toàn cầu bao dung và kết nối.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành bày tỏ hy vọng các bên cùng nỗ lực nhằm đạt được nhận thức chung về bản kiến nghị thành quả và hành động cụ thể tiếp theo, góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra tại Hàng Châu vào tháng 9 tới.
G20 là diễn đàn chủ yếu nhằm triển khai các hợp tác kinh tế quốc tế, gánh vác sứ mệnh quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thế giới ổn định và tăng trưởng. Tổng kim ngạch ngoại thương và Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nền kinh tế G20 lần lượt chiếm hơn 80% và 85% trên toàn cầu, có vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế thế giới.
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 lần này là một trong các hoạt động lớn nhất của năm G20 Trung Quốc, mang ý nghĩa đặc biệt nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực thương mại, đầu tư trên thế giới.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi, song tình hình vẫn còn nhiều khó khăn phức tạp, thương mại toàn cầu tăng trưởng thấp, mức đầu tư không bằng giai đoạn trước khủng hoảng tài chính, trong khi vẫn chưa tìm ra động lực tăng trưởng bền vững mới cho kinh tế thế giới.
Do đó, theo Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn , các thành viên G20 cần xây dựng chiến lược tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó bao gồm thúc đẩy sớm thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, giảm giá thành thương mại toàn cầu; kết nối chính sách giữa các nền kinh tế thành viên, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại điện tử; tháo gỡ bài toán khó trong việc huy động vốn cho các nước đang phát triển và doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo lập chỉ số hiệu quả kinh tế thương mại toàn cầu, nhằm dự báo cho các doanh nghiệp nước ngoài; phát huy tiềm năng thương mại dịch vụ…./.
IMF chuẩn bị giải ngân khoản tín dụng 634 triệu USD cho Iraq  (09/07/2016)
Chỉ số S&P 500 tăng mạnh, áp sát mức cao kỷ lục từ trước đến nay  (09/07/2016)
Mâu thuẫn sắc tộc tiếp tục gây nhức nhối trong xã hội Mỹ  (09/07/2016)
Bộ trưởng Y tế: Cần tăng cường đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên  (09/07/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn  (09/07/2016)
Chủ tịch nước tiếp đoàn Giáo sư đoạt giải Nobel dự "Gặp gỡ Việt Nam"  (09/07/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay