Phát triển sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản
Từ ngày 26 đến 28-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Mie, Nhật Bản, theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Đối tác quan trọng hàng đầu
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên đã nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á vào năm 2009 và trở thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á vào năm 2014.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt trên 28 tỷ USD năm 2015 và khoảng 6,4 tỷ USD trong quý 1/2016; là nhà đầu tư lớn thứ hai trong tổng số 114 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký trên 39 tỷ USD tính đến ngày 20-4-2016.
Nhật Bản còn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2014, Nhật Bản đã cam kết hơn 27 tỷ USD vốn vay ODA cho Việt Nam. Trong năm tài khóa 2015, Nhật Bản cam kết vốn vay ODA cho Việt Nam khoảng 2,5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điển hình gần đây có ba dự án hạ tầng lớn ở Thủ đô Hà Nội gồm cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay Quốc tế Nội Bài, Nhà ga T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đều được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Ba công trình trên được khánh thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của Thủ đô Hà Nội và đất nước.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục Việt Nam, đặc biệt là đào tạo nhân lực bậc cao; hiện có khoảng hơn 45.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam.
Trường Đại học Việt-Nhật được thành lập ngày 21-7-2014 là trường đại học thành viên thứ 7 thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được xây dựng theo mô hình các trường đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học chất lượng quốc tế.
Hợp tác nông nghiệp đã có bước đột phá, hai nước ký Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9-2015.
Hai bên sẽ có những kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao chuỗi giá trị thực phẩm, từ khâu sản xuất như nâng cao năng suất, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, đến khâu chế biến, phát triển sản phẩm, lưu thông phân phối, dây chuyền lạnh nhằm xác lập chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.
Tình hữu nghị đã khơi nguồn cho các hoạt động tương trợ, giúp đỡ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngay sau thảm họa động đất, sóng thần, người dân Nhật Bản đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi, động viên, những bức thư, tranh, ảnh, cùng sự ủng hộ chí tình của đông đảo người dân Việt Nam...
Trước tình hình tăng trưởng kinh tế diễn ra quá nhanh khiến môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng, Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đô thị một cách có hệ thống.
Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Nhật Bản kết hợp thực hiện chương trình vốn vay “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu” và hợp tác kỹ thuật, giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua đối thoại chính sách và tài trợ vốn. Sự hỗ trợ dựa trên kỹ thuật và kinh nghiệm của Nhật Bản được kỳ vọng tiếp tục mang lại nhiều kết quả.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến nay, 23 cặp địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký văn bản hợp tác như: Thành phố Hồ Chí Minh-Osaka; Đà Nẵng-Sakai; Hà Nội-Fukuoka; Đồng Nai-Hyogo; Bà Rịa-Vũng Tàu-Kawasaki; Phú Thọ-Nara; Huế-Kyoto; Hưng Yên-Kanagawa; Hải Phòng-Niigata; Nam Định-Miyazaki...
Góp phần vì hòa bình, phồn vinh của khu vực và thế giới
Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam năm 2009, nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam (năm 2011) và cũng tại Nhật Bản, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản nói riêng và nhóm G7 nói chung đối với vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực.
Tại hội nghị lần này, các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và Canada sẽ cùng thảo luận các vấn đề về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, an ninh khu vực, thúc đẩy quyền phụ nữ, y tế, tăng cường hợp tác triển khai Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững...
Với Việt Nam, đây là cơ hội để đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này, Việt Nam hoan nghênh các nước G7, trong đó có Nhật Bản đã hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước tiểu vùng sông Mekong rút ngắn khoảng cách phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng bền vững...
Là nước đang chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các nước G7, trong đó có Nhật Bản, nhằm hỗ trợ Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mekong khắc phục những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, như hạn hán, nước biển dâng, xử lý bền vững nguồn nước...
Mặc dù chỉ vừa thoát khỏi danh sách những nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, Việt Nam đã có nhiều đóng góp chung cho khu vực và thế giới, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, cùng các nước khác thực hiện Chương trình nghị sự 2030 triển khai các mục tiêu phát triển bền vững.
Việt Nam đã tích cực đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, kiến tạo cấu trúc an ninh khu vực trong ASEAN cũng như châu Á-Thái Bình Dương, bảo đảm an ninh, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, phát triển.
Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng trên cương vị Thủ tướng Chính phủ.
Chuyến thăm nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản, góp phần vì hòa bình, phồn vinh, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cho cán bộ, đảng viên Khối các cơ quan Trung ương tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên  (24/05/2016)
Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cho cán bộ, đảng viên Khối các cơ quan Trung ương tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên  (24/05/2016)
Nâng cao hiệu quả triển khai văn kiện biên giới đất liền Việt-Trung  (24/05/2016)
Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam  (24/05/2016)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến ngày 22-5-2016)  (24/05/2016)
Ông Obama phát biểu trước hơn 2.000 học sinh, sinh viên Hà Nội  (24/05/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay