Chủ tịch nước dự khai mạc ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam
08:04, ngày 17-04-2016
Tối 16-4-2016, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ khai mạc các hoạt động chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 2016.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương nỗ lực và những thành tích của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các bộ, ban, ngành, địa phương, đồng bào các dân tộc trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quan điểm nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo văn hóa của Đảng, Nhà nước là luôn khẳng định văn hóa là bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng, gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của nhân dân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định mục tiêu xây dựng: “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Việc Chính phủ quyết định bắt đầu từ năm 2009 lấy ngày 19-4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, nhân ái, thủy chung, khơi dậy lòng tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng…
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam đang từng bước lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành ngày hội để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
Để bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa những giá trị văn hóa của dân tộc, góp phần làm cho dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn và ngày càng phát triển, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tới việc cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
Tập trung đẩy mạnh việc gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tính đa dạng, bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, xây dựng những giá trị văn hóa mới; đồng thời chủ động mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, tiến cùng sự phát triển của thời đại.
Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp chênh lệch về thụ hưởng văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam để đồng bào các dân tộc tăng cường sự gắn bó keo sơn, gần gũi, quý trọng nhau như anh em một nhà, củng cố tình đoàn kết các dân tộc, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, ý chí và quyết tâm xây dựng Tổ quốc giàu đẹp, văn minh; quảng bá hình ảnh và nền văn hóa dân tộc Việt Nam với các nước bạn bè quốc tế.
Ngay sau phần khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngàn tinh hoa hội tụ” do các nghệ sỹ của 12 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ nhân biểu diễn. Chương trình đã giới thiệu bản sắc văn hóa độc đáo của 54 dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam bằng các tác phẩm nghệ thuật. Qua đó, người xem có thể cảm nhận được không khí của cuộc sống, tình yêu lứa đôi, tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Chương trình được kết cấu theo mạch văn hóa của 5 vùng địa lý Việt Nam là: vùng văn hóa khu vực miền núi phía Bắc (Đông Bắc-Tây Bắc), vùng văn hóa Đồng bằng Bắc bộ, vùng văn hóa khu vực Trung bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên, vùng văn hóa đồng bằng Nam Bộ.
Các loại hình nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc gắn với 5 vùng địa lý đã được đưa vào sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp như: hát Lượn Cọi của dân tộc Tày, Nùng; múa khèn, ô của dân tộc H’Mông; âm nhạc dân gian của người Khơ Mú...; hát xẩm, chèo, quan họ của người Việt Bắc bộ; hát chầu văn Huế; tiếng trống, kèn bóp của nghệ thuật Tuồng Bình Định; nghệ thuật kể Khan, nghệ thuật cồng, chiêng, đàn đá của người Tây Nguyên; nghệ thuật múa của người Chăm; nghệ thuật Đờn ca tài tử của người Nam Bộ…
Trong các ngày từ 15 đến ngày 19-4, Ban tổ chức giới thiệu đến công chúng nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc; biểu diễn nghệ thuật dân tộc và trò chơi dân gian; trưng bày, bán các sản vật địa phương và ẩm thực dân tộc. Khoảng 120 người là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào của 8 dân tộc đến từ 8 tỉnh đại diện các dân tộc, vùng miền: dân tộc Mường (Hòa Bình), Thái (Nghệ An), Khơ Mú (Điện Biên), Ê Đê (Đắk Lắk), Giẻ Triêng (Kon Tum), Sán Chay (Thái Nguyên), Dao (Tuyên Quang), Khmer (Sóc Trăng) tham gia các hoạt động ở Làng.
Đồng bào các dân tộc về Làng tham dự hoạt động dịp này cũng sẽ tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc như: Lễ hội cầu mùa và giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia múa Tắc Xình (dân tộc Sán Chay), Nghi lễ trưởng thành của dân tộc Ê Đê, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer…
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm và tặng quà tại khu làng đồng bào dân tộc Ê Đê./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quan điểm nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo văn hóa của Đảng, Nhà nước là luôn khẳng định văn hóa là bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng, gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của nhân dân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định mục tiêu xây dựng: “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Việc Chính phủ quyết định bắt đầu từ năm 2009 lấy ngày 19-4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, nhân ái, thủy chung, khơi dậy lòng tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng…
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam đang từng bước lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành ngày hội để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
Để bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa những giá trị văn hóa của dân tộc, góp phần làm cho dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn và ngày càng phát triển, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tới việc cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
Tập trung đẩy mạnh việc gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tính đa dạng, bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, xây dựng những giá trị văn hóa mới; đồng thời chủ động mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, tiến cùng sự phát triển của thời đại.
Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp chênh lệch về thụ hưởng văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam để đồng bào các dân tộc tăng cường sự gắn bó keo sơn, gần gũi, quý trọng nhau như anh em một nhà, củng cố tình đoàn kết các dân tộc, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, ý chí và quyết tâm xây dựng Tổ quốc giàu đẹp, văn minh; quảng bá hình ảnh và nền văn hóa dân tộc Việt Nam với các nước bạn bè quốc tế.
Ngay sau phần khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngàn tinh hoa hội tụ” do các nghệ sỹ của 12 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ nhân biểu diễn. Chương trình đã giới thiệu bản sắc văn hóa độc đáo của 54 dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam bằng các tác phẩm nghệ thuật. Qua đó, người xem có thể cảm nhận được không khí của cuộc sống, tình yêu lứa đôi, tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Chương trình được kết cấu theo mạch văn hóa của 5 vùng địa lý Việt Nam là: vùng văn hóa khu vực miền núi phía Bắc (Đông Bắc-Tây Bắc), vùng văn hóa Đồng bằng Bắc bộ, vùng văn hóa khu vực Trung bộ, vùng văn hóa Tây Nguyên, vùng văn hóa đồng bằng Nam Bộ.
Các loại hình nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc gắn với 5 vùng địa lý đã được đưa vào sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp như: hát Lượn Cọi của dân tộc Tày, Nùng; múa khèn, ô của dân tộc H’Mông; âm nhạc dân gian của người Khơ Mú...; hát xẩm, chèo, quan họ của người Việt Bắc bộ; hát chầu văn Huế; tiếng trống, kèn bóp của nghệ thuật Tuồng Bình Định; nghệ thuật kể Khan, nghệ thuật cồng, chiêng, đàn đá của người Tây Nguyên; nghệ thuật múa của người Chăm; nghệ thuật Đờn ca tài tử của người Nam Bộ…
Trong các ngày từ 15 đến ngày 19-4, Ban tổ chức giới thiệu đến công chúng nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc; biểu diễn nghệ thuật dân tộc và trò chơi dân gian; trưng bày, bán các sản vật địa phương và ẩm thực dân tộc. Khoảng 120 người là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào của 8 dân tộc đến từ 8 tỉnh đại diện các dân tộc, vùng miền: dân tộc Mường (Hòa Bình), Thái (Nghệ An), Khơ Mú (Điện Biên), Ê Đê (Đắk Lắk), Giẻ Triêng (Kon Tum), Sán Chay (Thái Nguyên), Dao (Tuyên Quang), Khmer (Sóc Trăng) tham gia các hoạt động ở Làng.
Đồng bào các dân tộc về Làng tham dự hoạt động dịp này cũng sẽ tái hiện nhiều lễ hội đặc sắc như: Lễ hội cầu mùa và giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia múa Tắc Xình (dân tộc Sán Chay), Nghi lễ trưởng thành của dân tộc Ê Đê, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer…
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến thăm và tặng quà tại khu làng đồng bào dân tộc Ê Đê./.
Đảng Cộng sản Cuba khai mạc Đại hội Đảng lần thứ VII  (17/04/2016)
Đảng Cộng sản Cuba khai mạc Đại hội Đảng lần thứ VII  (17/04/2016)
Động đất ở Nhật Bản: Hiện chưa có thông tin người Việt Nam là nạn nhân của các vụ động đất ở Nhật Bản  (17/04/2016)
Động đất ở Nhật Bản: Hiện chưa có thông tin người Việt Nam là nạn nhân của các vụ động đất ở Nhật Bản  (17/04/2016)
Việt Nam cam kết phối hợp với quốc tế kiểm soát kháng kháng sinh  (16/04/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên