Việt Nam dự Diễn đàn Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN 2025
Ngày 6-4, Diễn đàn Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN 2025 đã diễn ra tại thủ đô Jakarta với sự tham gia của các Đại sứ phái đoàn và đại diện các bộ ngành liên quan của các nước ASEAN; đại diện các viện nghiên cứu, Ban Thư ký ASEAN, các nước đối tác, đối thoại của ASEAN và các tổ chức quốc tế.
Đoàn Việt Nam có Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hoành Năm cùng đại diện các bộ, ngành trong nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương và Bộ Công An tham dự diễn đàn.
Diễn đàn được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cho các bên liên quan về tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu và các sáng kiến đề xuất cho Kế hoạch Tổng thể kết nối ASEAN (MPAC) 2025 cũng như thu hút đầu vào từ các bên liên quan về các lĩnh vực kết nối.
Đây cũng là dịp để các bên liên quan chia sẻ các chương trình hiện tại và các ưu tiên trong tương lai, đồng thời xem xét thông tin phản hồi từ các bên liên quan và đạt được thỏa thuận về các đề xuất cụ thể nhằm cải thiện việc thực hiện MPAC 2025.
Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ phái đoàn Ấn Độ tại ASEAN Suresh K.Reddy khẳng định New Delhi luôn sát cánh cùng các nước ASEAN, đồng thời bày tỏ tin tưởng các nước sẽ ủng hộ lẫn nhau.
Theo Đại sứ, Ấn Độ đã ủng hộ các nước ASEAN 1 tỷ USD để tập trung cho các hoạt động kết nối, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, đặc biệt là việc phát triển Internet. Đại sứ cho biết dự kiến đến năm 2030 sẽ có 1 tỷ người Ấn Độ sử dụng Internet và mong muốn Ấn Độ và các nước ASEAN có thể chia sẻ kinh nghiệm, kết nối với nhau, hợp tác hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Khả năng kết nối trong ASEAN bao gồm các vấn đề xã hội (giao thông, công nghệ thông tin và năng lượng), thể chế (thương mại, đầu tư và dịch vụ tự do hóa) và kết nối con người (giáo dục, văn hóa và du lịch) có thể tạo nên một Cộng đồng ASEAN cạnh tranh hơn, toàn diện và gắn kết. Các khu vực kết nối lớn hơn là các phương tiện hỗ trợ và thuận lợi cơ bản để đạt được một cộng đồng ASEAN tích hợp 3 trụ cột kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội.
Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hoành Năm cho biết ASEAN đã sớm bắt đầu xây dựng một kế hoạch tổng thể về giai đoạn kết nối tiếp theo cho giai đoạn 2016-2025. Sau một quá trình tham vấn với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nước đối thoại, hiện nay ASEAN bắt đầu tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các nước liên quan đến bản dự thảo đầu tiên về kế hoạch tổng thể trong giai đoạn tiếp theo.
Việt Nam tham gia đợt này có đại diện của các bộ, ngành liên quan sẽ phối hợp để có đóng góp tốt nhất cho bản dự thảo dựa trên một loạt lĩnh vực liên quan đến kết nối như thể chế, chính sách; con người; cơ sở hạ tầng…
Tại diễn đàn, các chuyên gia tư vấn thuộc AlphaBeta và McKinsey&Company đã cung cấp một cái nhìn tổng quan của từng khu vực chiến lược, bao gồm các mục tiêu và các sáng kiến được đề xuất. Các bên liên quan bình luận và xác định các lĩnh vực mà họ có thể quan tâm đến việc hợp tác.
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận các vấn đề như thiết lập các khuôn khổ quản lý dữ liệu tốt nhất đối với các nước thành viên ASEAN; tăng cường tiếp cận tài chính thông qua các công nghệ kỹ thuật số; hỗ trợ việc di chuyển thuận lợi khắp ASEAN…
Tiếp theo diễn đàn, ngày 7-4 tại Jakarta sẽ diễn ra cuộc họp giữa các điều phối viên quốc gia các nước thành viên ASEAN và đại diện ASEAN trong các lĩnh vực chiến lược nhằm bắt đầu sự hợp tác và phối hợp trong việc đi đến thống nhất dự thảo tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu và các sáng kiến cho MPAC 2025./.
Tạp chí danh tiếng Pháp ca ngợi thành tựu đổi mới của Việt Nam  (07/04/2016)
Cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin do mình tạo ra  (07/04/2016)
Chiến dịch cao nguyên Boloven - biểu tượng tình đoàn kết Việt-Lào  (07/04/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức  (07/04/2016)
Quốc hội tiến hành quy trình miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ  (07/04/2016)
Đại biểu Quốc hội: Chính phủ đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra  (07/04/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên