Không để thiếu vốn cho các dự án điện
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn rất lớn hiện nay của ngành Điện: Thiếu vốn đầu tư, các dự án bị đình trệ. Năm 2008, tổng đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN khoảng 43.000 tỷ đồng với 40 công trình nguồn điện, hơn 200 công trình lưới điện. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, giá trị khối lượng thực hiện mới đạt khoảng 16.298 tỷ đồng, bằng 37,2% kế hoạch. 12 dự án thủy điện, 2 dự án nhiệt điện đang thi công nhưng không giải ngân tiếp được, 5 dự án chưa thu xếp được nguồn vốn.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo EVN và 4 tổ chức tín dụng có nguồn tín dụng lớn đối với ngành Điện là các Ngân hàng: Ngoại thương, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư và Phát triển, việc cung ứng vốn để thi công, xây lắp nhiều dự án thủy điện, nhiệt điện, lưới điện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do các bên chưa thống nhất được lãi suất vốn vay.
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo cụ thể: Trước mắt, các ngân hàng liên quan thực hiện đúng hợp đồng tín dụng đã ký với EVN, giải ngân các khoản vay trên cơ sở đàm phán điều chỉnh lại mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới. “Từ nay đến hết tuần này, các bên phải thỏa thuận xong mức lãi suất, nếu không Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định để các bên thực hiện. Tinh thần là cả ngân hàng và EVN đều cần chia sẻ vì lợi ích chung trong bối cảnh khó khăn hiện nay, không để những vướng mắc ảnh hưởng tiến độ đến các công trình hạ tầng của nền kinh tế”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Tuy nhiên, do nguồn cung vốn cũng có hạn, Phó Thủ tướng lưu ý ngành Điện phải lên kế hoạch nhu cầu vốn và giải ngân hàng tháng, cùng ngân hàng bố trí vốn một cách chọn lọc, tập trung vào các dự án cấp thiết, trọng điểm, có khả năng hoàn thành, đưa vào phục vụ nền kinh tế trong năm 2008, đầu năm 2009. Về lâu dài, ngành Điện cần phải tìm phương án chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn, từ việc đẩy mạnh cổ phần hóa, đấu thầu EPC theo phương án nhà thầu thu xếp nguồn tài chính đến kêu gọi vốn FDI. “Đây cũng sẽ là chủ trương cần áp dụng thống nhất trong tất cả các lĩnh vực, kinh tế hạ tầng xây dựng cơ bản như điện, xi măng, giao thông…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến tháo gỡ một số các vướng mắc khác về vốn của ngành Điện, như vấn đề giải ngân khoản vay tín dụng ưu đãi cho di dân tái định cư các dự án thủy điện, cơ chế cho vay lại đối với khoản vay 400 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thanh toán cho các hợp đồng thiết bị của Thủy điện Sơn La, vấn đề giá ngoại tệ mà EVN thanh toán các hợp đồng với đối tác nước ngoài./.
Chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn của một số tỉnh, thành phố tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2008  (04/07/2008)
Thêm 50 triệu người bị đói vì giá lương thực quá cao  (04/07/2008)
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt trên 7,6 tỉ USD  (04/07/2008)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng Gia Lai thành trung tâm vùng kinh tế tam giác Đông Dương  (04/07/2008)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng Gia Lai thành trung tâm vùng kinh tế tam giác Đông Dương  (04/07/2008)
Càng trở nên quan trọng vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân  (04/07/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên