Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Giám đốc IMF Christine Largarde
21:30, ngày 19-03-2016
Chiều 18-3, tại Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp bà Christine Largarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đang ở thăm Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của bà Tổng Giám đốc IMF; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển quan hệ hợp tác ngày càng hiệu quả, thiết thực giữa IMF với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực tư vấn chính sách, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tổng Bí thư khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thông báo nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó tiếp tục ưu tiên giải quyết vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công để chủ động, tích cực hội nhập khu vực và quốc tế.
Tổng Giám đốc IMF Christine Largarde đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được, nhất là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ dân trí, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam đặt ra trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc IMF bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện, nhất là hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, môi trường kinh doanh, thực thi chính sách tài khóa hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia và có đóng góp quan trọng hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển dài hạn.
Về quan hệ giữa Việt Nam với IMF thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn IMF tiếp tục đồng hành và tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Giám đốc Christine Largarde khẳng định IMF sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ và tăng cường cung cấp các hỗ trợ, tư vấn cần thiết cho Việt Nam, nhất là hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách, củng cố tài khóa, bảo đảm an toàn nợ công, tăng cường năng lực quản lý kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính - ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng bền vững./.
Tổng Bí thư khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thông báo nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó tiếp tục ưu tiên giải quyết vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công để chủ động, tích cực hội nhập khu vực và quốc tế.
Tổng Giám đốc IMF Christine Largarde đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được, nhất là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ dân trí, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam đặt ra trong thời gian tới.
Tổng Giám đốc IMF bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện, nhất là hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, môi trường kinh doanh, thực thi chính sách tài khóa hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia và có đóng góp quan trọng hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển dài hạn.
Về quan hệ giữa Việt Nam với IMF thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn IMF tiếp tục đồng hành và tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Giám đốc Christine Largarde khẳng định IMF sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ và tăng cường cung cấp các hỗ trợ, tư vấn cần thiết cho Việt Nam, nhất là hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách, củng cố tài khóa, bảo đảm an toàn nợ công, tăng cường năng lực quản lý kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính - ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng bền vững./.
Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Pháp thăm chính thức Việt Nam  (19/03/2016)
Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam kêu gọi cứu trợ khẩn cấp vùng hạn, mặn  (19/03/2016)
Chủ tịch nước thăm bộ đội, đồng bào biên giới Lộc Ninh, Bình Phước  (18/03/2016)
Phân cấp quản lý giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh  (18/03/2016)
Các nhà lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng Tổng thống Myanmar  (18/03/2016)
Vùng Cảnh sát biển 3 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng 3  (18/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay