Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Tanzania; Mozambique và Iran
TCCSĐT - Từ ngày 9 đến ngày 15-3-2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania; Cộng hòa Mozambique và Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Mặc dù Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Tanzania ngày 14-2-1965, Mozambique ngày 25-6-1975 và Iran ngày 4-8-1973, tuy nhiên quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với các nước bạn còn rất khiêm tốn (Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương với Tanzania đạt 204 triệu USD, với Mozambique đạt 66 triệu USD và với Iran đạt 107 triệu USD), trong khi tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và các nước này rất to lớn.
Mặt khác, ở các nước Tanzania, Mozambique và Iran đều vừa có những sự kiện quan trọng. Tanzania vừa tiến hành thành công cuộc tổng tuyển cử với thắng lợi của đảng Cách mạng Tanzania cầm quyền (CCM), đưa Ngài John Magufuli lên làm Tổng thống. Mozambique cũng vừa chuyển giao thế hệ lãnh đạo và bắt đầu chiến lược phát triển mới. Iran vừa đạt được Thỏa thuận hạt nhân toàn diện (JCPOA), dỡ bỏ cấm vận. Cả ba nước đều triển khai chính sách hướng Đông mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, việc lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm ba nước là sự động viên, khích lệ và ủng hộ kịp thời và quý báu đối với bạn, đồng thời cũng là sự nắm bắt cơ hội hợp tác để cùng phát triển. Chuyến thăm đã tạo ra xung lực mới thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước bạn bè phát triển lên một bước, tương xứng với quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp, giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau của Việt Nam và các nước bạn bè.
Cả Tanzania, Mozambique và Iran đều dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị với nghi lễ cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Đông đảo quần chúng nhân dân đón chào Chủ tịch nước và đoàn đại biểu Việt Nam trong các nghi lễ đón tiếp chính thức cũng như trong các hoạt động của đoàn trong suốt chuyến thăm.
Trong các cuộc tiếp xúc, Chủ tịch nước đã thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam cảm ơn nhân dân ba nước đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ lớn lao, góp phần không nhỏ giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.
Việt Nam và các nước cũng nhìn lại mối quan hệ kinh tế, thương mại, chỉ ra những tiềm năng lớn chưa được tận dụng (Tanzania: trồng và xuất khẩu hạt điều, du lịch, khai thác mỏ; Mozambique: kinh tế biển, khai thác khoáng sản…; Iran: khoa học - công nghệ, năng lượng, viễn thông...).
Từ đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng lãnh đạo các nước nhất trí về những lĩnh vực ưu tiên, những biện pháp căn bản để đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Việt Nam cam kết cùng Tanzania đưa quan hệ kinh tế - thương mại lên 1 tỷ USD, với Mozambique lên 500 triệu USD và với Iran lên 2 tỷ USD vào năm 2020.
Cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại, Việt Nam và các nước khẳng định tiếp tục ủng hộ lẫn nhau, tăng cường giao lưu chính trị, ủng hộ các ứng cử viên của nhau ở các diễn đàn quốc tế. Các nước khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam tham gia Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021), Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017 - 2021).
Chuyến thăm cũng là dịp lãnh đạo Việt Nam và các nước trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có các vấn đề đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, về quyết tâm hợp tác giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển chung của thế giới.
Cả ba nước đều ủng hộ mạnh mẽ quan điểm, lập trường nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, lấy luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 làm nền tảng căn bản cho mọi ứng xử liên quan tới các tranh chấp và xung đột.
Trong chuyến thăm đến châu Phi và Trung Đông lần này của Chủ tịch nước, nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trên các lĩnh vực như giáo dục, ngân hàng, dầu khí đã được ký kết nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa Việt Nam và các nước.
Thành công của chuyến thăm cùng với những thỏa thuận, văn kiện đạt được là dấu mốc quan trọng và là nền tảng vững chắc đưa quan hệ của Việt Nam với ba nước Tanzania, Mozambique và Iran lên một bước mới, vì sự phát triển phồn thịnh của Việt Nam và các nước bạn bè anh em./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thủ tướng Lào Thammavong  (16/03/2016)
Việt Nam đạt nhiều thành tựu về nâng cao quyền năng cho phụ nữ  (16/03/2016)
Tổng kết dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam - Lào  (16/03/2016)
Ra mắt Ban Thư ký Quốc hội khóa XIII phục vụ Kỳ họp 11  (16/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Đại giáo chủ Iran Khamenei  (16/03/2016)
Yêu cầu bảo vệ môi trường nông thôn hiện nay  (16/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay