Ngành Y tế cần tiếp tục đổi mới toàn diện cơ chế hoạt động
00:04, ngày 28-02-2016
Tối 27-02-2016, Bộ Y tế tổ chức Chương trình “Y tế Việt Nam: Đổi mới phục vụ, Hội nhập và Phát triển” nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Phát biểu khai mạc chương trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian qua, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Cụ thể, mạng lưới y tế không ngừng được củng cố, mở rộng, hệ thống y tế có nhiều đổi mới tích cực, phát hiện, khống chế, ngăn chặn và đẩy lùi, không để dịch lớn xảy ra hoặc xâm nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng trăm bệnh viện các tuyến được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đã góp phần quan trọng vào việc giảm tải bệnh viện. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công trong dự phòng và điều trị…
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từng bước được cải thiện, nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được các bệnh viện Trung ương chuyển giao thành công cho tuyến tỉnh, thậm chí xuống tuyến huyện. Việt Nam đã sản xuất được 10/11 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng; chính sách bảo hiểm y tế được triển khai hiệu quả… Việt Nam là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về lĩnh vực y tế được Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới đánh giá cao.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y tế cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức như những rủi ro nghề nghiệp do trực tiếp cung cấp dịch vụ liên quan tới sinh mạng người dân cũng như gánh chịu các hậu quả do xã hội, thiên tai và do chính con người gây ra. Mặt khác, đầu tư cho y tế mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là tuyến cơ sở. Thêm vào đó, nhu cầu chăm sóc y tế của người dân ngày càng tăng về cả số lượng, chất lượng và sự hài lòng.
Trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu ngành y tế cũng thẳng thắn đưa ra những đề nghị với Đảng, Quốc hội và Chính phủ để ngành thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đạt được những mục tiêu trong 5 năm tới, đã được đề ra cụ thể trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là “có 9-10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Riêng ngành y tế sẽ tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh; đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế về y tế và phấn đấu đưa ngành y tế tiếp tục phát triển sánh ngang các nước trong khu vực”.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dẫn lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-02-1955: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu...”. Đồng thời khẳng định, 61 năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, ngành y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc.
Nhấn mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nhiều loại dịch, bệnh mới phát sinh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của nhân dân, do đó, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe càng có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng.
Do đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, ngành y tế cần tiếp tục đổi mới toàn diện cơ chế hoạt động, tài chính, phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ; đổi mới công tác đào tạo, sử dụng cán bộ; công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân và cộng đồng...; đồng thời, tiếp tục xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật y học tiên tiến, các kinh nghiệm quý báu của y học cổ truyền trong công tác phòng và khám chữa bệnh. Ngoài ra, cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để sản xuất thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế trong nước.
Đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế cần thường xuyên học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”. Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ngành y tế nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang của mình, đáp ứng sự tin cậy, lòng mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từng bước được cải thiện, nhiều kỹ thuật chuyên môn cao được các bệnh viện Trung ương chuyển giao thành công cho tuyến tỉnh, thậm chí xuống tuyến huyện. Việt Nam đã sản xuất được 10/11 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng; chính sách bảo hiểm y tế được triển khai hiệu quả… Việt Nam là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về lĩnh vực y tế được Liên hợp quốc và cộng đồng thế giới đánh giá cao.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y tế cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức như những rủi ro nghề nghiệp do trực tiếp cung cấp dịch vụ liên quan tới sinh mạng người dân cũng như gánh chịu các hậu quả do xã hội, thiên tai và do chính con người gây ra. Mặt khác, đầu tư cho y tế mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là tuyến cơ sở. Thêm vào đó, nhu cầu chăm sóc y tế của người dân ngày càng tăng về cả số lượng, chất lượng và sự hài lòng.
Trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu ngành y tế cũng thẳng thắn đưa ra những đề nghị với Đảng, Quốc hội và Chính phủ để ngành thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đạt được những mục tiêu trong 5 năm tới, đã được đề ra cụ thể trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là “có 9-10 bác sĩ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số”.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Riêng ngành y tế sẽ tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh; đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế về y tế và phấn đấu đưa ngành y tế tiếp tục phát triển sánh ngang các nước trong khu vực”.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dẫn lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-02-1955: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu...”. Đồng thời khẳng định, 61 năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, ngành y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc.
Nhấn mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nhiều loại dịch, bệnh mới phát sinh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của nhân dân, do đó, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe càng có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng.
Do đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, ngành y tế cần tiếp tục đổi mới toàn diện cơ chế hoạt động, tài chính, phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ; đổi mới công tác đào tạo, sử dụng cán bộ; công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân và cộng đồng...; đồng thời, tiếp tục xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật y học tiên tiến, các kinh nghiệm quý báu của y học cổ truyền trong công tác phòng và khám chữa bệnh. Ngoài ra, cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để sản xuất thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế trong nước.
Đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế cần thường xuyên học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”. Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ngành y tế nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang của mình, đáp ứng sự tin cậy, lòng mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Sôi nổi các hoạt động vì cộng đồng trong Tháng Thanh niên 2016  (28/02/2016)
Bộ Y tế khẳng định chưa phát hiện virus Zika tại Việt Nam  (27/02/2016)
Hoàn thiện chính sách phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số  (27/02/2016)
Các Ngoại trưởng ASEAN quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông  (27/02/2016)
Khởi động dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa  (27/02/2016)
Y tế công, tư phải hợp tác vì nhân dân  (27/02/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay