Hướng dẫn cách giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim nêu rõ ngày 04-01-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW, về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuộc bầu cử được tiến hành ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp, cả nước đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang có những thuận lợi và cơ hội lớn, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi cả hệ thống chính trị trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Đồng chí Vũ Trọng Kim nhấn mạnh bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là một sự kiện có ý nghĩa chính trị trọng đại, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2016. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong nhân dân, là dịp để cử tri cả nước lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình tại cơ quan quyền lực nhà nước các cấp.
Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương để tiến hành giới thiệu người ra ứng cử.
Đây là bước quan trọng để lập danh sách những người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vừa bảo đảm cả số lượng, chất lượng, vừa thể hiện cơ cấu, thành phần đại diện cho trí tuệ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Nghị quyết 1140/2016/UBTVQH13 dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV và số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là 198 đại biểu, bằng 39,6%, trong đó, cơ cấu, thành phần được dự kiến phân bổ là: các cơ quan Đảng 11 đại biểu; cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu; các cơ quan của Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương) 114 đại biểu, trong đó dự kiến khoảng 20% đại biểu là phụ nữ và khoảng 10% đại biểu là người dân tộc thiểu số; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ là 18 đại biểu, phấn đấu có đại biểu là phụ nữ và đại biểu là là người dân tộc thiểu số.
Bộ Quốc phòng (gồm Bộ trưởng và các quân khu, quân chủng) 15 đại biểu; Bộ Công an (gồm cả Bộ trưởng Bộ Công an) 3 đại biểu; Tòa án nhân dân tối cao 1 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 1 đại biểu; Kiểm toán Nhà nước 1 đại biểu; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên 31 đại biểu, trong đó có đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), đại biểu tôn giáo, đại biểu ngoài Đảng, đại biểu tái cử và nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu...
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành từ ngày 24-02 đến ngày 10-3-2016.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội thực hiện việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử theo 3 bước: ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử; trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi làm việc, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Căn cứ vào kết quả hội nghị ban lãnh đạo mở rộng, cơ quan, tổ chức đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội làm hồ sơ ứng cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Chậm nhất là ngày 13-3-2016, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, để đến ngày 15-3-2016 đưa vào danh sách hiệp thương.
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày16-3 đến ngày 18-3./.
Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ sớm trình dự án Luật Biểu tình  (24/02/2016)
Phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trong phát triển du lịch ở Phú Yên  (24/02/2016)
Nhiệm kỳ khóa XIII, Quốc hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện  (23/02/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim  (23/02/2016)
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng Lãnh sự các nước  (23/02/2016)
Thủ tướng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt  (23/02/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm