Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim
22:18, ngày 23-02-2016
TCCSĐT - Ngày 23-02-2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn và đánh giá cao những hỗ trợ quý báu, hiệu quả của WB cũng như của cá nhân Chủ tịch Jim Yong Kim đối với Việt Nam trong thời gian qua, góp phần giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, nhất là về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Về mục tiêu phát triển lâu dài, các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tổng Bí thư cho biết nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
Về quan hệ giữa WB và Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đề nghị WB tiếp tục tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ đối với Việt Nam, cả về tiếp cận các nguồn tài chính mới ưu đãi và kinh nghiệm quản lý, điều hành đất nước, góp phần giúp Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, cũng như các định hướng phát triển trong Báo cáo Việt Nam 2035. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đối phó hiệu quả với các thách thức trong quá trình phát triển, trong đó có thách thức đến từ quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và các thách thức của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời đề nghị WB cũng như cá nhân Chủ tịch Jim Yong Kim hỗ trợ và ủng hộ để Việt Nam tiếp tục được nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Việt Nam là một tấm gương thành công về phát triển
Chúc mừng thành công của Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và cá nhân đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Đại hội XII tín nhiệm bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch WB Jim Yong Kim đánh giá cao những kết quả của Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô thời gian qua và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được. Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng chiến lược rất đúng đắn và là lựa chọn rất phù hợp với Việt Nam, đồng thời mong muốn Việt Nam tiếp tục có những biện pháp quyết liệt, bảo đảm thực hiện được mục tiêu đề ra, nhất là tập trung cải cách thể chế, xây dựng khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Chủ tịch WB Jim Yong Kim tin tưởng, với quyết tâm chính trị và nỗ lực mạnh mẽ của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện, duy trì được sự phát triển ổn định và hoàn thành mục tiêu phát triển đầy tham vọng đã đề ra trong chiến lược phát triển dài hạn.
Đánh giá cao Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn vừa qua, tỉ lệ người nghèo cùng cực đã giảm từ trên 50% xuống còn 3%, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho rằng Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trong quá trình phát triển của mình, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, cải thiện đời sống người dân; đồng thời tin tưởng trên nền tảng kết quả đạt được, với tầm nhìn dài hạn, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng cũng như nỗ lực làm việc của mỗi người dân, Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tiến lớn hơn trong tương lai. Chủ tịch WB khẳng định, cá nhân ông và WB sẽ tiếp tục cung cấp các hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là nỗ lực thuyết phục các định chế tài chính quốc tế cung cấp các nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi, nhằm góp phần giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện thành công những mục tiêu do Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Chủ tịch Jim Yong Kim cho biết sự có mặt của Đoàn tại Hà Nội để công bố Báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” là sự thể hiện mạnh mẽ cam kết của WB đối với tiến trình phát triển của Việt Nam.
Việt Nam sẽ cải cách kinh tế mạnh mẽ
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch WB Jim Yong Kim đã có buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đức Bình..
Tại buổi tiếp, đánh giá cao Báo cáo Việt Nam 2035 do Chính phủ Việt Nam và Nhóm WB thực hiện, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Báo cáo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế Việt Nam và đã đưa ra được định hướng lớn, dài hạn cho Việt Nam đến năm 2035. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển đất nước trong thời gian tới. Nhấn mạnh Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ việc cải cách kinh tế thị trường, rất nhiều vấn đề lớn và mới được nghiêm túc thực hiện theo đúng định hướng, đồng thời chỉ rõ Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WB giúp đỡ người dân vùng bị ảnh hưởng, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng thể chế đáp ứng nhu cầu hội nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo xảy ra.
Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, Chủ tịch WB Jim Yong Kim bày tỏ hy vọng vào sự phát triển hợp tác tốt đẹp của hai bên thời gian tới, nhất là giúp đỡ Việt Nam trước những khó khăn gặp phải từ biến đổi khí hậu và kêu gọi các đối tác cùng hỗ trợ Việt Nam. Chủ tịch Jim Yong Kim cũng đánh giá cao sự quyết liệt, hiệu quả của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và tái cơ cấu ngân hàng, nhờ đó ngành ngân hàng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như hiện nay, qua đó góp phần đặc biệt quan trọng vào thành quả ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Chủ tịch WB cũng đề nghị Việt Nam cần thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035 theo 3 trụ cột cho phát triển Việt Nam là thịnh vượng kinh tế với bảo vệ môi trường, công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội, nâng cao năng lực trách nhiệm giải trình của Nhà nước và cam kết sẽ tìm kiếm mọi nguồn tài chính ưu đãi có thể để hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đồng thời tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của mình, Việt Nam sẽ hoàn thành được các mục tiêu đề ra trong giai đoạn tiếp theo./.
Về mục tiêu phát triển lâu dài, các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tổng Bí thư cho biết nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
Về quan hệ giữa WB và Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đề nghị WB tiếp tục tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ đối với Việt Nam, cả về tiếp cận các nguồn tài chính mới ưu đãi và kinh nghiệm quản lý, điều hành đất nước, góp phần giúp Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, cũng như các định hướng phát triển trong Báo cáo Việt Nam 2035. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đối phó hiệu quả với các thách thức trong quá trình phát triển, trong đó có thách thức đến từ quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và các thách thức của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời đề nghị WB cũng như cá nhân Chủ tịch Jim Yong Kim hỗ trợ và ủng hộ để Việt Nam tiếp tục được nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Việt Nam là một tấm gương thành công về phát triển
Chúc mừng thành công của Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và cá nhân đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Đại hội XII tín nhiệm bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch WB Jim Yong Kim đánh giá cao những kết quả của Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô thời gian qua và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được. Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng chiến lược rất đúng đắn và là lựa chọn rất phù hợp với Việt Nam, đồng thời mong muốn Việt Nam tiếp tục có những biện pháp quyết liệt, bảo đảm thực hiện được mục tiêu đề ra, nhất là tập trung cải cách thể chế, xây dựng khung pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Chủ tịch WB Jim Yong Kim tin tưởng, với quyết tâm chính trị và nỗ lực mạnh mẽ của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện, duy trì được sự phát triển ổn định và hoàn thành mục tiêu phát triển đầy tham vọng đã đề ra trong chiến lược phát triển dài hạn.
Đánh giá cao Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn vừa qua, tỉ lệ người nghèo cùng cực đã giảm từ trên 50% xuống còn 3%, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho rằng Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trong quá trình phát triển của mình, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, cải thiện đời sống người dân; đồng thời tin tưởng trên nền tảng kết quả đạt được, với tầm nhìn dài hạn, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng cũng như nỗ lực làm việc của mỗi người dân, Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước tiến lớn hơn trong tương lai. Chủ tịch WB khẳng định, cá nhân ông và WB sẽ tiếp tục cung cấp các hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là nỗ lực thuyết phục các định chế tài chính quốc tế cung cấp các nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi, nhằm góp phần giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện thành công những mục tiêu do Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Chủ tịch Jim Yong Kim cho biết sự có mặt của Đoàn tại Hà Nội để công bố Báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” là sự thể hiện mạnh mẽ cam kết của WB đối với tiến trình phát triển của Việt Nam.
Việt Nam sẽ cải cách kinh tế mạnh mẽ
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch WB Jim Yong Kim đã có buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đức Bình..
Tại buổi tiếp, đánh giá cao Báo cáo Việt Nam 2035 do Chính phủ Việt Nam và Nhóm WB thực hiện, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Báo cáo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế Việt Nam và đã đưa ra được định hướng lớn, dài hạn cho Việt Nam đến năm 2035. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển đất nước trong thời gian tới. Nhấn mạnh Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ việc cải cách kinh tế thị trường, rất nhiều vấn đề lớn và mới được nghiêm túc thực hiện theo đúng định hướng, đồng thời chỉ rõ Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WB giúp đỡ người dân vùng bị ảnh hưởng, đồng thời giúp Việt Nam xây dựng thể chế đáp ứng nhu cầu hội nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo xảy ra.
Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, Chủ tịch WB Jim Yong Kim bày tỏ hy vọng vào sự phát triển hợp tác tốt đẹp của hai bên thời gian tới, nhất là giúp đỡ Việt Nam trước những khó khăn gặp phải từ biến đổi khí hậu và kêu gọi các đối tác cùng hỗ trợ Việt Nam. Chủ tịch Jim Yong Kim cũng đánh giá cao sự quyết liệt, hiệu quả của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và tái cơ cấu ngân hàng, nhờ đó ngành ngân hàng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như hiện nay, qua đó góp phần đặc biệt quan trọng vào thành quả ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Chủ tịch WB cũng đề nghị Việt Nam cần thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035 theo 3 trụ cột cho phát triển Việt Nam là thịnh vượng kinh tế với bảo vệ môi trường, công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội, nâng cao năng lực trách nhiệm giải trình của Nhà nước và cam kết sẽ tìm kiếm mọi nguồn tài chính ưu đãi có thể để hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đồng thời tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của mình, Việt Nam sẽ hoàn thành được các mục tiêu đề ra trong giai đoạn tiếp theo./.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng Lãnh sự các nước  (23/02/2016)
Thủ tướng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt  (23/02/2016)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Estonia  (23/02/2016)
Đơn giản hóa thủ tục trong cấp chứng chỉ hành nghề dược  (23/02/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm