Vì sao thị trường chứng khoán toàn cầu rung lắc mạnh
TCCSĐT - Thị trường chứng khoán toàn cầu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước tới nay, với con số 2,23 nghìn tỷ USD vốn hóa đã bị “cuốn phăng” khỏi thị trường chứng khoán thế giới trong 4 phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016. Nguyên nhân được cho là sự sụt giảm chóng mặt của thị trường Trung Quốc, đồng NDT giảm giá, giá dầu lao dốc, bất ổn địa - chính trị ở Trung Đông và Triều Tiên thử bom nhiệt hạch... khiến giới đầu tư và dư luận đặc biệt quan tâm.
Từ sắc đỏ trên sàn chứng khoán…
Thị trường chứng khoán Mỹ chào năm mới (2016) bằng 4 phiên liên tiếp giao dịch tồi tệ chưa từng có, khiến chỉ số S&P 500 mất gần 5%, chỉ số Dow Jones mất trên 5%, chỉ số DAX của Đức cũng mất tới 7%, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải mất 15%.
Từ đầu tuần trước, chỉ số MSCI All-Country World Index của thị trường chứng khoán thế giới đã giảm 5,3%. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) giảm 7,4%, khép lại tuần giao dịch tồi tệ nhất trong hơn 4 năm qua. Đồng NDT giảm giá mạnh càng khiến giới đầu tư hoang mang về sức khỏe của kinh tế Trung Quốc khi nền kinh tế này dịch chuyển từ mô hình dựa trên đầu tư và sản xuất sang mô hình lấy tiêu dùng và dịch vụ làm chính.
Hàng loạt đồng tiền trong khu vực cũng mất giá mạnh so với USD. Đồng Won Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong 4 tháng, đồng Ringgit của Malaysia chạm đáy 3 tháng, đồng Đôla Australia thấp nhất 2 tháng, trong khi đồng Đôla Singapore cũng xuống đáy so với 6 năm trước.
Tỷ giá đồng NDT giao ngay giảm xuống mức 6,5945 NDT đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 02-2011. Trái lại, đồng yen Nhật lại tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 tháng với 117,66 yen đổi 1 USD. Giới phân tích đang quan ngại rằng, môi trường hiện tại có nhiều điểm tương đồng với những gì diễn ra vào năm 2008, năm bắt đầu của cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ.
Đến nền kinh tế “bong bóng” ở Trung Quốc…
Sự phát triển mạnh mẽ hàng chục năm đã giúp kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 thế giới và trở thành một thế lực cạnh tranh với kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, do phát triển quá “nóng” nên phía sau vẻ “ngoạn mục” luôn ẩn chứa những nguy cơ “bong bóng”.
Nhờ xuất khẩu mà Trung Quốc có được một lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ, với hơn 3.000 tỷ USD. Cũng do lực hấp dẫn mạnh của sự tăng trưởng nên những dòng tiền đầu tư thế giới liên tục chảy vào đây, nhất là tiền đổ vào cơ sở hạ tầng và bất động sản. Với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và “đón bắt” nhu cầu về nhà ở, đường sá khiến các công trình được triển khai quá nhiều. Hậu quả là một lượng tiền khổng lồ đã được rót cho các lĩnh vực này, để rồi một lượng lớn nhà cửa ế thừa không tiêu thụ được. Chỉ trong vòng 7 năm, nợ công của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, từ mức 7.000 tỷ USD, đến đầu năm 2015 đã tăng lên 28.000 tỷ USD.
Trung Quốc là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong khi sức tiêu dùng ở trong nước vẫn còn thấp hơn nhiều so với Mỹ (70%), nên khi xuất khẩu chững lại cũng là lúc những bất cập lộ ra. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu cũng giảm theo. Hàng hóa ế thừa khiến tình trạng giá hàng hoá bị “đóng băng”, tất yếu dẫn tới những biến động trên thị trường chứng khoán và bất động sản, nên việc nổ “bong bóng” là khó tránh khỏi. Theo giới quan sát, mặc dù những dấu hiệu tiêu cực đã xuất hiện từ năm 2013, nhưng năm 2014 giá cổ phiếu vẫn liên tục tăng càng cho thấy thị trường Trung Quốc trở nên “ảo” hơn. Năm 2015, mới chỉ “bong bóng” cổ phiếu xì hơi mà giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị bốc hơi hơn 3.000 tỷ USD. Và sắp tới, nếu “bong bóng” bất động sản nổ tiếp thì hậu họa còn lớn hơn nhiều.
Mặt trái của đồng USD…
Tiến sỹ Richard Duncan, tác giả cuốn sách “Thăng trầm đồng USD: Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục” đã nhận định: “Cũng giống như cuộc khủng hoảng những năm 2008-2009, có một nguyên nhân sâu xa đó là các nước mà đặc biệt là Mỹ đã từ bỏ chính sách bản vị vàng”, liên tục in tiền giấy và bơm ra thị trường để phát triển nền kinh tế dựa vào tín dụng. Trong khi chuyên gia kinh tế Geoffrey Pike cũng có chung nhận định như vậy, nhưng ông còn đưa ra con số khá cụ thể hơn rằng: “lượng USD đang lưu chuyển trên thế giới không lý giải được nguồn gốc cụ thể đã lên tới 200.000 tỷ USD”.
Kể từ khi Mỹ tuyên bố từ bỏ chính sách bản vị vàng (năm 1971), thì tổng lượng vốn giao dịch và chu chuyển trên toàn thế giới đã tăng với tốc độ chóng mặt. Với vị thế là “đồng tiền thế giới” chiếm 70 % trong “rổ tiền” toàn cầu, khiến đồng USD ngày càng phình to theo cả 2 nghĩa đen và bóng. Các giao dịch buôn bán, hoạt động tài chính tín dụng, đầu tư... không ngừng mở rộng và phát triển.
Từ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước đã bắt đầu xuất hiện hoạt động tài chính “phái sinh”, tức là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các “sản phẩm” tài chính như: quyền mua cổ phần, chứng quyền (chứng khoán cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ phần của công ty phát hành ra nó với giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định), hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi... Vì thế, lượng USD trên thị trường càng tăng lên nhằm đáp ứng các thương vụ tiềm năng.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong top 5 ngân hàng hàng đầu của Mỹ, hiện nay mối tương quan giữa các sản phẩm tài chính phái sinh với giá trị tài sản thực của ngân hàng chênh nhau tới 30 lần. Cũng theo các chuyên gia, thật khó mà xác định được tổng dung lượng của thị trường tài chính phái sinh. Ngay từ năm 2002, ông Warren Buffett, trùm về đầu tư tài chính, một trong những người giàu nhất thế giới đã cảnh báo: “Tài chính phái sinh như quả bom nổ chậm và một khi đã phát nổ thì nó trở thành loại vũ khí giết người hàng loạt”. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã nói lên điều đó.
Theo giới chuyên gia, từ cuối thế kỷ XX đến nay, nền kinh tế thị trường đã thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thế giới. Sự xuất hiện của Internet đã khiến cho thế giới trở nên vừa chật hẹp lại vừa rất rộng lớn. Chưa bao giờ nền kinh tế toàn cầu vừa nhiều tiền nhưng lại vừa thiếu vốn như hiện nay. Sau khủng hoảng tài chính 2008, để phục hồi kinh tế và kích thích tiêu dùng, tại Mỹ và một loạt các nước công nghiệp phát triển đã áp dụng chính sách lãi suất thấp gần bằng 0% (thậm chí âm); gói nới lỏng định lượng (QE) mở rộng với hàng nghìn tỷ USD được “bơm” ra thị trường. Khiến, hậu quả là nợ nần của nhiều nước ngày càng phình to.
Còn theo số liệu thống kê tại Mỹ, nợ do vay để mua chứng khoán đã vượt ngưỡng 500 tỷ USD. Năm 2009, khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Obama đã chỉ trích người tiền nhiệm của mình là để nợ công cao khổng lồ tới 4.000 tỷ USD. Tuy nhiên, sau gần 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông B.Obama lại đưa nợ công của Mỹ tăng 4,5 lần với con số hơn 18.000 tỷ USD (110% GDP). Nếu tính cả tổng khối lượng nợ mà nền kinh tế Mỹ đang phải gánh đã là 40.000 tỷ USD. Được biết, nợ công của EU cũng vào khoảng hơn 90%/GDP và Nhật Bản cũng ở mức hơn 240%/GDP.
Và những nghịch lý nảy sinh…
Do chính sách lãi suất siêu thấp (gần 0%) của Mỹ và các nước EU đã dẫn tới thực trạng lạm phát luôn ở mức quá thấp (thậm chí là âm) và hàng nghìn tỷ USD, Euro do phát hành trái phiếu chỉ để “cho không”.
Sau khủng hoảng năm 2008, các “đầu tàu” kinh tế của thế giới đều trở nên quá ì ạch, tốc độ phát triển không như kỳ vọng, khiến cho giá các mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu tụt giảm nghiêm trọng. Đây cũng là lý do mà “cuộc chiến dầu mỏ” giữa Saudia Arabia và dầu khí đá phiến của Mỹ thêm phần khốc liệt, dẫn tới sự nản lòng của các nhà đầu tư và nhiều khoản tín dụng trong các đề án dầu đá phiến tại Mỹ có khả năng thua lỗ nặng.
Việc kinh tế Trung Quốc bị suy giảm cũng làm cho các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu nguyên liệu chịu tác động tương ứng. Thị trường tài chính phái sinh “thị trường ảo” đã làm cho độ chênh lệch giữa giá trị tài sản vốn hoá với giá trị tài sản thực trở nên quá lớn. Vì thế đã tạo ra sự ảo tưởng và hậu quả là “tiêu trước, thậm chí ăn cả vào vốn”.
Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán lao dốc, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) buộc phải phá giá đồng nhân dân tệ (NDT). Khiến hầu hết các nước đang phát triển và các nước có tỷ trọng buôn bán cao với Trung Quốc đã phải “lao đao”. Hệ quả là nguy cơ về cuộc chiến tiền tệ có thể nổ ra, nếu các bên không tự kiềm chế.
Trong thời gian tới, nếu FED tiếp tục tăng lãi suất, thì đồng USD sẽ lên giá và các dòng vốn sẽ dồn dập trở về Mỹ càng làm cho các đồng tiền khác mất giá thêm. Tuy nhiên, các khoản vay sẽ trở nên đắt hơn và sức cạnh tranh xuất khẩu của Mỹ sẽ trở nên yếu ớt hơn.
Vì thế, Tờ “The Wall Street Journal” và các chuyên gia của HSBC đã nhận định: Chính sách tiền tệ nới lỏng và ưu đãi thuế khóa của các quốc gia đang đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng nợ công gia tăng và thâm hụt ngân sách ngày càng thêm trầm trọng và kinh tế toàn cầu hiện nay giống như một con tàu đang chòng chành giữa sóng gió của đại dương mà lại không mang theo phao cứu sinh.
Do đó, theo giới nghiên cứu, lời nhận định vừa nêu trên có thể được coi là câu trả lời cho sự rung lắc mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu đang diễn ra hiện nay./.
Một số ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của giáo dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay  (27/01/2016)
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ sáu của Đại hội XII  (26/01/2016)
Đại hội XII của Đảng: Hội tụ trí tuệ, sự đoàn kết thống nhất cao  (26/01/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 18-01 đến ngày 24-01-2016)  (26/01/2016)
Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới  (26/01/2016)
Tàu chiến hiện đại của Việt Nam thăm chính thức Singapore  (26/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển