Một số ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của giáo dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay
16:50, ngày 27-01-2016
TCCSĐT - Công giáo được truyền vào Ninh Bình khá sớm. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến một số mặt của đời sống văn hóa, tinh thần của giáo dân ở địa phương.
Ảnh hưởng của Công giáo đến một số mặt đời sống văn hóa, tinh thần của giáo dân Ninh Bình
Đối với đạo đức, lối sống của giáo dân. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của người dân Ninh Bình. Công giáo chứa đựng những nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, đạo đức, văn hóa. Trong đó, đạo đức Công giáo là một trong những nét đặc trưng nhất. Có thể nói, đạo đức của một người Công giáo là một thành tố cơ bản tạo nên diện mạo văn hóa đạo đức của Công giáo. Chuẩn mực đạo đức Công giáo thường dễ hiểu, quy định rõ ràng việc nào được làm, việc nào không được làm. Hành vi đạo đức thường có nguồn gốc từ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, phần nhiều biểu hiện tính hướng thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ của con người.
Những điều răn dạy của Chúa Giê-su như “Không giết người; không tà dâm; không trộm cắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không ham của trái lẽ” là những điều hướng thiện, là những quy tắc không chỉ dành cho người theo đạo mà nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người. Đó là những giá trị chung nhất mà con người ở thời đại nào, không phân biệt màu da, sắc tộc, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều phải hướng tới. Những giá trị ấy đã làm cho cuộc sống của người dân Ninh Bình tốt đẹp hơn, đời sống xã hội ngày càng văn minh hơn.
Một trong những ảnh hưởng mang tính đặc sắc của Công giáo đến lối sống người dân không chỉ là sự cởi mở, phản ánh những ham muốn, khát vọng về tự do, hướng thiện về hạnh phúc nơi thiên đàng mà còn thể hiện tình yêu thương đồng loại, gắn kết cộng đồng. Đức Chúa Giê-su dạy tín đồ phải yêu thương đồng loại. Do vậy, người Công giáo phải là người có tình thương. Con người Ninh Bình cũng có truyền thống cao đẹp ấy. Triết lý sống của họ là triết lý tình thương. Sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện không còn là điều xa lạ đối với người dân Ninh Bình. Nó thực sự là giá trị đạo đức truyền thống hết sức quý báu hình thành nên nhân cách và lối sống của người dân Ninh Bình, làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tình yêu thương mà Chúa Giê-su dạy tín đồ phù hợp với truyền thống nhân nghĩa của người dân Ninh Bình. Đó là một đạo lý rất cao thượng, nó thể hiện đạo đức, lối sống của các thế hệ người Việt từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được duy trì, phát triển. Nhân nghĩa thể hiện trước hết ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây là tình cảm của con người Ninh Bình trong tình làng, nghĩa xóm, nó trở thành hành vi đạo đức ứng xử hằng ngày của họ qua các thế hệ với phương châm “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”,… Vì vậy, tình thương, lòng vị tha, bác ái mà Công giáo kêu gọi tín đồ của mình thực hiện cũng chính là những hạt nhân trong giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Trên ý nghĩa đó, những việc làm thể hiện tình yêu thương con người của đồng bào Công giáo Ninh Bình như xây nhà tình nghĩa, trao xe lăn cho người tàn tật và đặc biệt là phong trào hiến giác mạc, không những đã đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, mà còn góp phần giáo dục, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người dân Ninh Bình, tục thờ cúng tổ tiên đã thực sự ăn sâu trong đời sống xã hội và tâm thức người dân. Trong mọi gia đình người dân Ninh Bình từ lâu tín ngưỡng này đã trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trên nền của “đạo hiếu”. Sự ảnh hưởng của Công giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Ninh Bình có nhiều nét đặc thù. Chẳng hạn, cách thức báo hiếu ông bà cha mẹ qua đời của người Công giáo có những khác biệt nhất định so với người Việt truyền thống. Xuất phát từ quan niệm ông bà cha mẹ sau khi chết vẫn có thể hưởng dùng theo một cách nào đó những đồ cúng do con cháu gửi xuống vào dịp giỗ chạp, nếu không, ông bà sẽ chịu cảnh đói rét ở thế giới bên kia và có thể trở thành vong hồn. Do đó, con cháu sẽ dâng cúng lễ bằng vàng mã được họa theo những sản phẩm có trên dương gian và đem đốt chúng vào những dịp, như giỗ chạp hằng năm, tảo mộ, lễ tết, gia đình có một sự kiện quan trọng, hay khi muốn cầu xin ông bà ban cho một điều gì đó.
Riêng với người Công giáo Ninh Bình, họ không cho rằng ông bà tổ tiên có thể hưởng dùng những đồ cúng mà chỉ trông mong con cháu lập công phúc bằng việc xin lễ, đọc kinh, làm việc bác ái nhằm giúp cho họ có thể đền trả được những lầm lỗi đã phạm khi còn sống để mau chóng được hạnh phúc. Cho nên, người công giáo Ninh Bình rất hay làm việc phúc đức và đây cũng là công việc đầu tiên phải thực hiện khi tổ chức cúng giỗ ông bà cha mẹ hằng năm.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Công giáo vẫn còn một vài nét hạn chế trong việc thờ kính tổ tiên cần nói tới: Trước tiên là hiện tượng mua bán nơi an táng xảy ra ở một ít nơi. Tâm lý người dân Ninh Bình vốn trọng danh nên họ thường muốn tìm một nơi an táng vừa ý cho người thân nên để xảy ra hiện tượng này. Thiết nghĩ, cần có biện pháp can thiệp kịp thời để chấm dứt tình trạng này. Vì nếu không, những người không đủ điều kiện kinh tế sẽ dễ rơi vào tình trạng mặc cảm; hay nếu không họ sẽ tìm cách vay mượn để được như mọi người rồi dẫn đến hiện trạng nợ nần, kinh tế khó khăn. Tiếp theo là việc xây cất mồ mả tốn kém, đắt tiền đang trở thành trào lưu. Điều này không thật cần thiết trong khi nhìn chung thì mức sống của đại đa số người dân vẫn chưa cao, gây tốn kém, ảnh hưởng kinh tế và cuộc sống người dân. Một việc cần bàn tới là việc tổ chức tang lễ của người Công giáo ngày càng kéo dài thời gian. Một số nơi tổ chức tang lễ có thể kéo dài 5 ngày đến một tuần. Việc này vừa gây tốn kém, vừa gây mất vệ sinh nếu như bảo quản thi hài không tốt.
Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo; trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần ở Ninh Bình, xin nêu một số giải pháp như sau:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho chức sắc tín đồ Công giáo
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cho tín đồ, chức sắc Công giáo về ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, trước hết phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Để thay đổi nhận thức, ngoài việc thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cần có sự thay đổi ở từng cấp, từng cán bộ, từ trung ương tới địa phương qua một số nội dung sau:
- Đối với cán bộ làm công tác tôn giáo cần tuyên truyền, giáo dục cho họ thấy được nội dung, bản chất của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, rằng người dân được quyền sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, thì đó đều là nhu cầu chính đáng của họ.
- Đối với chức sắc và đồng bào Công giáo, các cấp chính quyền cần làm cho họ nhận thức đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, chống tư tưởng còn nghi ngờ đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Nhất là những nơi cán bộ cơ sở giải quyết những vấn đề Công giáo cụ thể chưa thỏa đáng, không đúng chính sách.
Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tin ngưỡng, xây dựng lực lượng nòng cốt, lực lượng làm công tác tư tưởng trong các tôn giáo là vấn đề quyết định sự thắng lợi của công tác tôn giáo. Khi giải quyết các vụ việc liên quan tới tôn giáo cần phải dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời phải tính toán hợp lý các yếu tố đối nội, đối ngoại, bảo đảm đúng người, đúng việc, phải tuyên truyền để quần chúng tín đồ đồng tình, ủng hộ, tránh những bất cập vô hình trung tạo điều kiện cho kẻ xấu, phản động lợi dụng vu khống, xuyên tạc, kích động giáo dân. Điều này, đòi hỏi các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo phải được củng cố và hoàn thiện đáp ứng với nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo và quy định cụ thể của các địa phương cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương là rất cần thiết. Đó là căn cứ chủ yếu cho việc giải quyết các vấn đề tôn giáo nảy sinh, tránh tùy tiện, áp đặt chủ quan hoặc không thống nhất giữa ngành, cơ quan chức năng sẽ gây nên hậu quả xấu khó lường.
Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo
Thực tế ở Ninh Bình cho thấy, phần lớn đồng bào Công giáo, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ gia đình đông con và trẻ em bỏ học cao hơn rất nhiều so với đồng bào không theo đạo. Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội ở những địa phương có đông đồng bào Công giáo có ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn.
Do vậy, Đảng bộ cũng như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện xã giao đất cho nông dân hợp lý, đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống. Tập trung cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu của nhân dân, nhất là nhân dân vùng giáo; đồng thời, phục vụ cho lưu thông, phát triển kinh tế. Xây dựng hệ thống điện lưới quốc gia bảo đảm cho 100% số dân được dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, phát triển chợ nông thôn, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là ở các vùng núi thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả những chương trình về xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho bà con vùng giáo để yên tâm sản xuất.
Khi đời sống bà con nâng lên, trình độ nhận thức cũng sẽ được nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện hơn để xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, qua đó, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng như của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Văn hóa, tinh thần là những giá trị còn lại sau sự sàng lọc công bằng của thời gian. Công giáo du nhập vào Ninh Bình đã nhanh chóng hòa chung với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Ninh Bình và suốt chiều dài lịch sử đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hiện tại, Công giáo vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Trong tương lai, trên cơ sở phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa, tinh thần, chúng ta tin rằng, Công giáo ở Ninh Bình sẽ ngày càng có những đóng góp quan trọng hơn nữa trong sđời sống văn hóa, tinh thần của người dân nói riêng và của sự nghiệp bảo tồn và phát huy một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói chung./.
Đối với đạo đức, lối sống của giáo dân. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của người dân Ninh Bình. Công giáo chứa đựng những nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, đạo đức, văn hóa. Trong đó, đạo đức Công giáo là một trong những nét đặc trưng nhất. Có thể nói, đạo đức của một người Công giáo là một thành tố cơ bản tạo nên diện mạo văn hóa đạo đức của Công giáo. Chuẩn mực đạo đức Công giáo thường dễ hiểu, quy định rõ ràng việc nào được làm, việc nào không được làm. Hành vi đạo đức thường có nguồn gốc từ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, phần nhiều biểu hiện tính hướng thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ của con người.
Những điều răn dạy của Chúa Giê-su như “Không giết người; không tà dâm; không trộm cắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không ham của trái lẽ” là những điều hướng thiện, là những quy tắc không chỉ dành cho người theo đạo mà nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người. Đó là những giá trị chung nhất mà con người ở thời đại nào, không phân biệt màu da, sắc tộc, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều phải hướng tới. Những giá trị ấy đã làm cho cuộc sống của người dân Ninh Bình tốt đẹp hơn, đời sống xã hội ngày càng văn minh hơn.
Một trong những ảnh hưởng mang tính đặc sắc của Công giáo đến lối sống người dân không chỉ là sự cởi mở, phản ánh những ham muốn, khát vọng về tự do, hướng thiện về hạnh phúc nơi thiên đàng mà còn thể hiện tình yêu thương đồng loại, gắn kết cộng đồng. Đức Chúa Giê-su dạy tín đồ phải yêu thương đồng loại. Do vậy, người Công giáo phải là người có tình thương. Con người Ninh Bình cũng có truyền thống cao đẹp ấy. Triết lý sống của họ là triết lý tình thương. Sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện không còn là điều xa lạ đối với người dân Ninh Bình. Nó thực sự là giá trị đạo đức truyền thống hết sức quý báu hình thành nên nhân cách và lối sống của người dân Ninh Bình, làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tình yêu thương mà Chúa Giê-su dạy tín đồ phù hợp với truyền thống nhân nghĩa của người dân Ninh Bình. Đó là một đạo lý rất cao thượng, nó thể hiện đạo đức, lối sống của các thế hệ người Việt từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được duy trì, phát triển. Nhân nghĩa thể hiện trước hết ở lòng nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đây là tình cảm của con người Ninh Bình trong tình làng, nghĩa xóm, nó trở thành hành vi đạo đức ứng xử hằng ngày của họ qua các thế hệ với phương châm “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”,… Vì vậy, tình thương, lòng vị tha, bác ái mà Công giáo kêu gọi tín đồ của mình thực hiện cũng chính là những hạt nhân trong giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Trên ý nghĩa đó, những việc làm thể hiện tình yêu thương con người của đồng bào Công giáo Ninh Bình như xây nhà tình nghĩa, trao xe lăn cho người tàn tật và đặc biệt là phong trào hiến giác mạc, không những đã đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, mà còn góp phần giáo dục, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người dân Ninh Bình, tục thờ cúng tổ tiên đã thực sự ăn sâu trong đời sống xã hội và tâm thức người dân. Trong mọi gia đình người dân Ninh Bình từ lâu tín ngưỡng này đã trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trên nền của “đạo hiếu”. Sự ảnh hưởng của Công giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Ninh Bình có nhiều nét đặc thù. Chẳng hạn, cách thức báo hiếu ông bà cha mẹ qua đời của người Công giáo có những khác biệt nhất định so với người Việt truyền thống. Xuất phát từ quan niệm ông bà cha mẹ sau khi chết vẫn có thể hưởng dùng theo một cách nào đó những đồ cúng do con cháu gửi xuống vào dịp giỗ chạp, nếu không, ông bà sẽ chịu cảnh đói rét ở thế giới bên kia và có thể trở thành vong hồn. Do đó, con cháu sẽ dâng cúng lễ bằng vàng mã được họa theo những sản phẩm có trên dương gian và đem đốt chúng vào những dịp, như giỗ chạp hằng năm, tảo mộ, lễ tết, gia đình có một sự kiện quan trọng, hay khi muốn cầu xin ông bà ban cho một điều gì đó.
Riêng với người Công giáo Ninh Bình, họ không cho rằng ông bà tổ tiên có thể hưởng dùng những đồ cúng mà chỉ trông mong con cháu lập công phúc bằng việc xin lễ, đọc kinh, làm việc bác ái nhằm giúp cho họ có thể đền trả được những lầm lỗi đã phạm khi còn sống để mau chóng được hạnh phúc. Cho nên, người công giáo Ninh Bình rất hay làm việc phúc đức và đây cũng là công việc đầu tiên phải thực hiện khi tổ chức cúng giỗ ông bà cha mẹ hằng năm.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Công giáo vẫn còn một vài nét hạn chế trong việc thờ kính tổ tiên cần nói tới: Trước tiên là hiện tượng mua bán nơi an táng xảy ra ở một ít nơi. Tâm lý người dân Ninh Bình vốn trọng danh nên họ thường muốn tìm một nơi an táng vừa ý cho người thân nên để xảy ra hiện tượng này. Thiết nghĩ, cần có biện pháp can thiệp kịp thời để chấm dứt tình trạng này. Vì nếu không, những người không đủ điều kiện kinh tế sẽ dễ rơi vào tình trạng mặc cảm; hay nếu không họ sẽ tìm cách vay mượn để được như mọi người rồi dẫn đến hiện trạng nợ nần, kinh tế khó khăn. Tiếp theo là việc xây cất mồ mả tốn kém, đắt tiền đang trở thành trào lưu. Điều này không thật cần thiết trong khi nhìn chung thì mức sống của đại đa số người dân vẫn chưa cao, gây tốn kém, ảnh hưởng kinh tế và cuộc sống người dân. Một việc cần bàn tới là việc tổ chức tang lễ của người Công giáo ngày càng kéo dài thời gian. Một số nơi tổ chức tang lễ có thể kéo dài 5 ngày đến một tuần. Việc này vừa gây tốn kém, vừa gây mất vệ sinh nếu như bảo quản thi hài không tốt.
Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo; trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần ở Ninh Bình, xin nêu một số giải pháp như sau:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho chức sắc tín đồ Công giáo
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cho tín đồ, chức sắc Công giáo về ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, trước hết phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Để thay đổi nhận thức, ngoài việc thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cần có sự thay đổi ở từng cấp, từng cán bộ, từ trung ương tới địa phương qua một số nội dung sau:
- Đối với cán bộ làm công tác tôn giáo cần tuyên truyền, giáo dục cho họ thấy được nội dung, bản chất của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, rằng người dân được quyền sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, thì đó đều là nhu cầu chính đáng của họ.
- Đối với chức sắc và đồng bào Công giáo, các cấp chính quyền cần làm cho họ nhận thức đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, chống tư tưởng còn nghi ngờ đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Nhất là những nơi cán bộ cơ sở giải quyết những vấn đề Công giáo cụ thể chưa thỏa đáng, không đúng chính sách.
Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tin ngưỡng, xây dựng lực lượng nòng cốt, lực lượng làm công tác tư tưởng trong các tôn giáo là vấn đề quyết định sự thắng lợi của công tác tôn giáo. Khi giải quyết các vụ việc liên quan tới tôn giáo cần phải dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời phải tính toán hợp lý các yếu tố đối nội, đối ngoại, bảo đảm đúng người, đúng việc, phải tuyên truyền để quần chúng tín đồ đồng tình, ủng hộ, tránh những bất cập vô hình trung tạo điều kiện cho kẻ xấu, phản động lợi dụng vu khống, xuyên tạc, kích động giáo dân. Điều này, đòi hỏi các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo phải được củng cố và hoàn thiện đáp ứng với nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo và quy định cụ thể của các địa phương cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương là rất cần thiết. Đó là căn cứ chủ yếu cho việc giải quyết các vấn đề tôn giáo nảy sinh, tránh tùy tiện, áp đặt chủ quan hoặc không thống nhất giữa ngành, cơ quan chức năng sẽ gây nên hậu quả xấu khó lường.
Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo
Thực tế ở Ninh Bình cho thấy, phần lớn đồng bào Công giáo, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ gia đình đông con và trẻ em bỏ học cao hơn rất nhiều so với đồng bào không theo đạo. Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội ở những địa phương có đông đồng bào Công giáo có ý nghĩa chính trị - xã hội rất lớn.
Do vậy, Đảng bộ cũng như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện xã giao đất cho nông dân hợp lý, đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống. Tập trung cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu của nhân dân, nhất là nhân dân vùng giáo; đồng thời, phục vụ cho lưu thông, phát triển kinh tế. Xây dựng hệ thống điện lưới quốc gia bảo đảm cho 100% số dân được dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, phát triển chợ nông thôn, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là ở các vùng núi thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả những chương trình về xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho bà con vùng giáo để yên tâm sản xuất.
Khi đời sống bà con nâng lên, trình độ nhận thức cũng sẽ được nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện hơn để xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, qua đó, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng như của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Văn hóa, tinh thần là những giá trị còn lại sau sự sàng lọc công bằng của thời gian. Công giáo du nhập vào Ninh Bình đã nhanh chóng hòa chung với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Ninh Bình và suốt chiều dài lịch sử đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hiện tại, Công giáo vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Trong tương lai, trên cơ sở phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa, tinh thần, chúng ta tin rằng, Công giáo ở Ninh Bình sẽ ngày càng có những đóng góp quan trọng hơn nữa trong sđời sống văn hóa, tinh thần của người dân nói riêng và của sự nghiệp bảo tồn và phát huy một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói chung./.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ sáu của Đại hội XII  (26/01/2016)
Đại hội XII của Đảng: Hội tụ trí tuệ, sự đoàn kết thống nhất cao  (26/01/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 18-01 đến ngày 24-01-2016)  (26/01/2016)
Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới  (26/01/2016)
Tàu chiến hiện đại của Việt Nam thăm chính thức Singapore  (26/01/2016)
Thúc đẩy hoạt động sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ  (26/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển