Dư luận quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam
22:32, ngày 22-01-2016
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục là chủ đề được báo chí quốc tế quan tâm và một trong những vấn đề thu hút sự chú ý hàng đầu là các chính sách kinh tế và triển vọng phát triển của Việt Nam trong những năm tới.
Các chuyên gia quốc tế nhìn chung đánh giá tích cực về nỗ lực cải cách, mở cửa của Việt Nam, và cho rằng Việt Nam nên tận dụng thời cơ hiện nay để trở thành trung tâm xuất khẩu hàng đầu châu Á.
Chuyên gia về Việt Nam thuộc nhóm cố vấn Á - Âu có trụ sở tại New York (Mỹ), ông Christian Lewis nhận định sau Đại hội Đảng XII, Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế và chính sách thương mại hiện nay. Đặc biệt, ban lãnh đạo mới sẽ duy trì cam kết thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các thỏa thuận thương mại chủ chốt khác, trong đó có thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, chuyên gia Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định sau Đại hội Đảng XII, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vấn đề: tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng quốc phòng.
Theo ông Thayer, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Việc Hội nghị Trung ương 14 ủng hộ TPP là một dấu hiệu tốt cho thấy định hướng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Ngoài lĩnh vực kinh tế, Việt Nam có thể sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong các lĩnh vực khác như khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Báo Les Echos của Pháp số ra ngày 21-1 đăng bài viết cho biết Đại hội XII sẽ xem xét, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong 5 năm tới, với lộ trình gồm nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 3.200-3.500 USD/năm vào năm 2020, duy trì lạm phát dưới ngưỡng 5% và thâm hụt ngân sách không vượt quá 4% GDP.
Thị trường tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do Việt Nam không chỉ đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà còn đã ký kết TPP. Tuy nhiên, Les Echos cho rằng TPP chỉ thực sự đem lại lợi ích nếu Việt Nam nỗ lực để thích ứng.
Nhận định về môi trường đầu tư tại Việt Nam, bài viết về Đại hội Đảng XII trên trang điện tử Financial Times cùng ngày cho rằng Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất tìm kiếm địa điểm mới nhằm cắt giảm chi phí sau tình trạng tăng lương tại một số nước như Thái Lan và đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cần tích cực điều chỉnh để đối phó các nguy cơ như nợ xấu hay bong bóng bất động sản. Và trong tình hình hiện nay, việc đẩy mạnh cải cách cơ cấu là hết sức cần thiết.
Trong khi đó, báo Japan Times (Nhật Bản) cho rằng dự thảo mới nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, kêu gọi đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và bài trừ tham nhũng. Theo tờ báo, ban lãnh đạo mới của Việt Nam cần đưa ra kế hoạch đáp ứng các yêu cầu trong TPP cũng như các hiệp định thương mại mới với EU và Hàn Quốc.
Tờ báo dẫn nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nếu đạt được các mục tiêu về GDP bình quân đầu người và tăng trưởng GDP đạt 7%/năm trong giai đoạn 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên gia kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Rajiv Biswas của hãng IHS Global Insight nhận định ban lãnh đạo sắp tới của Việt Nam cần nắm bắt cơ hội hiện nay để biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu quan trọng của châu Á, trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế và nâng cao khả năng của nền kinh tế cạnh tranh là rất quan trọng./.
Chuyên gia về Việt Nam thuộc nhóm cố vấn Á - Âu có trụ sở tại New York (Mỹ), ông Christian Lewis nhận định sau Đại hội Đảng XII, Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế và chính sách thương mại hiện nay. Đặc biệt, ban lãnh đạo mới sẽ duy trì cam kết thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các thỏa thuận thương mại chủ chốt khác, trong đó có thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, chuyên gia Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định sau Đại hội Đảng XII, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vấn đề: tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng quốc phòng.
Theo ông Thayer, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Việc Hội nghị Trung ương 14 ủng hộ TPP là một dấu hiệu tốt cho thấy định hướng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Ngoài lĩnh vực kinh tế, Việt Nam có thể sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong các lĩnh vực khác như khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Báo Les Echos của Pháp số ra ngày 21-1 đăng bài viết cho biết Đại hội XII sẽ xem xét, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong 5 năm tới, với lộ trình gồm nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 3.200-3.500 USD/năm vào năm 2020, duy trì lạm phát dưới ngưỡng 5% và thâm hụt ngân sách không vượt quá 4% GDP.
Thị trường tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do Việt Nam không chỉ đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà còn đã ký kết TPP. Tuy nhiên, Les Echos cho rằng TPP chỉ thực sự đem lại lợi ích nếu Việt Nam nỗ lực để thích ứng.
Nhận định về môi trường đầu tư tại Việt Nam, bài viết về Đại hội Đảng XII trên trang điện tử Financial Times cùng ngày cho rằng Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất tìm kiếm địa điểm mới nhằm cắt giảm chi phí sau tình trạng tăng lương tại một số nước như Thái Lan và đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cần tích cực điều chỉnh để đối phó các nguy cơ như nợ xấu hay bong bóng bất động sản. Và trong tình hình hiện nay, việc đẩy mạnh cải cách cơ cấu là hết sức cần thiết.
Trong khi đó, báo Japan Times (Nhật Bản) cho rằng dự thảo mới nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, kêu gọi đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và bài trừ tham nhũng. Theo tờ báo, ban lãnh đạo mới của Việt Nam cần đưa ra kế hoạch đáp ứng các yêu cầu trong TPP cũng như các hiệp định thương mại mới với EU và Hàn Quốc.
Tờ báo dẫn nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nếu đạt được các mục tiêu về GDP bình quân đầu người và tăng trưởng GDP đạt 7%/năm trong giai đoạn 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên gia kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Rajiv Biswas của hãng IHS Global Insight nhận định ban lãnh đạo sắp tới của Việt Nam cần nắm bắt cơ hội hiện nay để biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu quan trọng của châu Á, trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế và nâng cao khả năng của nền kinh tế cạnh tranh là rất quan trọng./.
Phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay  (22/01/2016)
Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam  (22/01/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay