Triển lãm hơn 300 đầu báo tiêu biểu của báo chí Việt Nam
20:40, ngày 09-01-2016
Sáng 09-01-2016, tại Trụ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam và Công ty Nhã Nam đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm báo chí "Giở chồng báo cũ - Một góc nhìn lịch sử báo chí Việt Nam".
Triển lãm giới thiệu hơn 300 đầu báo tiêu biểu của báo chí Việt Nam và một số bút tích quan trọng của các nhà báo thế hệ đầu tiên, qua đó giới thiệu đến bạn đọc một cái nhìn sơ nét nhất về một chặng đường dài phát triển của báo chí Việt Nam từ những ngày đầu sơ khai đến nay.
Đây là những bản gốc các tờ báo đã từng ghi dấu ấn trong lịch sử, góp phần tạo nên diện mạo báo chí nước nhà, từ những tờ báo đầu tiên như Gia Định báo, Nam Phong tạp chí, Tiếng Dân, Lục Tỉnh Tân Văn… cho đến những tờ báo buổi đầu của nền báo chí cách mạng như Sự Thật, Nhân Dân, Độc Lập…
Ngoài ra, trong khuôn viên triển lãm, Ban tổ chức cũng bố trí dành hai khu riêng để trưng bày chuyên đề “Báo Xuân xưa” cùng các thủ bút, kỷ vật của các nhà báo, nghệ sỹ nổi tiếng.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Tiến Lễ, Giám đốc Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam, chia sẻ: Lịch sử báo chí Việt Nam vừa bước qua 150 năm hình thành và phát triển. Từ khi Gia Định Báo ra đời vào ngày 15-4-1865 tại Sài Gòn, do Trương Vĩnh Ký xin phép thành lập và làm chủ bút, nền báo chí nước nhà đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với những biến động của lịch sử đất nước.
Trong suốt một thế kỷ rưỡi ấy, báo chí quốc ngữ vừa thực hiện vai trò “thư ký lịch sử” với những ghi chép lưu trữ các sự kiện của nhiều giai đoạn trong đời sống chính trị-văn hóa-xã hội nước nhà, đồng thời đã tạo nên một nền báo chí đa dạng, đa sắc thái, phản ánh sinh động đời sống xã hội, đất nước.
Ban tổ chức triển lãm hy vọng sẽ mang đến khách tham quan những trải nghiệm thú vị về một không gian báo chí với những tư liệu quý ghi dấu những sự kiện, thời khắc quan trọng của lịch sử qua 1,5 thế kỷ.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 19-01-2016./.
Đây là những bản gốc các tờ báo đã từng ghi dấu ấn trong lịch sử, góp phần tạo nên diện mạo báo chí nước nhà, từ những tờ báo đầu tiên như Gia Định báo, Nam Phong tạp chí, Tiếng Dân, Lục Tỉnh Tân Văn… cho đến những tờ báo buổi đầu của nền báo chí cách mạng như Sự Thật, Nhân Dân, Độc Lập…
Ngoài ra, trong khuôn viên triển lãm, Ban tổ chức cũng bố trí dành hai khu riêng để trưng bày chuyên đề “Báo Xuân xưa” cùng các thủ bút, kỷ vật của các nhà báo, nghệ sỹ nổi tiếng.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Tiến Lễ, Giám đốc Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam, chia sẻ: Lịch sử báo chí Việt Nam vừa bước qua 150 năm hình thành và phát triển. Từ khi Gia Định Báo ra đời vào ngày 15-4-1865 tại Sài Gòn, do Trương Vĩnh Ký xin phép thành lập và làm chủ bút, nền báo chí nước nhà đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với những biến động của lịch sử đất nước.
Trong suốt một thế kỷ rưỡi ấy, báo chí quốc ngữ vừa thực hiện vai trò “thư ký lịch sử” với những ghi chép lưu trữ các sự kiện của nhiều giai đoạn trong đời sống chính trị-văn hóa-xã hội nước nhà, đồng thời đã tạo nên một nền báo chí đa dạng, đa sắc thái, phản ánh sinh động đời sống xã hội, đất nước.
Ban tổ chức triển lãm hy vọng sẽ mang đến khách tham quan những trải nghiệm thú vị về một không gian báo chí với những tư liệu quý ghi dấu những sự kiện, thời khắc quan trọng của lịch sử qua 1,5 thế kỷ.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 19-01-2016./.
Lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII  (09/01/2016)
Nghị định quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam  (09/01/2016)
Nhận diện mới về kẻ đeo đai bom giả tấn công đồn cảnh sát  (09/01/2016)
Hội đồng Lý luận Trung ương: Tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn cho Trung ương về lý luận chính trị  (09/01/2016)
Hội đồng Lý luận Trung ương: Tiếp tục nâng cao chất lượng tư vấn cho Trung ương về lý luận chính trị  (09/01/2016)
Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030  (08/01/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên