Không để vụ việc thi hành án kéo dài
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Đánh giá cao những nỗ lực mà ngành thi hành án dân sự đạt được thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra một số tồn tại mà ngành phải khắc phục ngay.
Cụ thể, số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến thi hành án dân sự tuy có giảm nhưng vẫn còn gây bức xúc trong nhân dân mà chưa làm rõ được trách nhiệm. Một số cơ quan thi hành án vẫn để vụ việc kéo dài. Tình trạng gây nhũng nhiễu cho người dân vẫn còn diễn ra làm mất uy tín của cơ quan hành pháp.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị ngành thi hành án dân sự tổ chức thật tốt việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự mà Quốc hội khóa XIII vừa thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Báo cáo tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành cho biết trong năm 2015, có gần 800.000 việc được thụ lý. Qua phân loại, xác minh, có gần 600.000 việc có điều kiện giải quyết, chiếm 75,7%. Trong số vụ, việc có điều kiện, các ngành chức năng đã giải quyết xong 533.985 việc, đạt tỉ lệ 89%.
Bên cạnh đó, việc giải quyết các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng được tập trung chỉ đạo giải quyết. Công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành liên quan được tiếp tục quan tâm.
Công tác triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự được thực hiện đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Về thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, hiện chế định được triển khai tại 13 địa phương với 53 Văn phòng Thừa phát lại và khoảng 134 Thừa phát lại, 295 Thư ký nghiệp vụ.
Đội ngũ Thừa phát lại đang hành nghề là những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý, đa phần là luật sư, thẩm phán, điều tra viên …
Việc thi hành xong các khoản thu cho ngân sách Nhà nước tỷ lệ cao hơn năm 2015 về việc và về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành; khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án.
Ngành thi hành án dân sự đã đề ra 6 giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung phong trào thi đua, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong đó xác định được mục tiêu, tiêu chí, đánh giá cụ thể rõ ràng, từ đó đề ra các biện pháp sát thực./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm giáo xứ Huế (13/12/2015)
Khởi công dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng (13/12/2015)
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam