Cải cách thuế, hải quan tạo đổi mới lớn về quản lý kinh tế
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đến dự.
Theo đại diện VCCI, kết quả khảo sát 180 tổ chức là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trên mọi vùng miền của đất nước về việc thực hiện Nghị quyết 19 trong lĩnh vực thuế và hải quan cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tác phong phục vụ của cán bộ ngành thuế khá tích cực.
Về thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực, tôn trọng doanh nghiệp, 28% đơn vị đánh giá tốt và rất tốt, 55% đánh giá khá. Tuy nhiên về thái độ tận tình, chu đáo của của công chức thuế, vẫn còn có đến 26,3% đánh giá là chưa tốt.
Trong lĩnh vực hải quan, kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính, thể hiện ở tỉ lệ hài lòng tương đối cao. Có 66% đơn vị cho biết thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan là sẵn có, dễ tìm. Tuy nhiên, mới chỉ 39% hiệp hội doanh nghiệp và Liên minh HTX phản ánh cơ quan hải quan cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và 47% cho rằng thông tin đơn giản, dễ hiểu.
Ba nhóm thủ tục hải quan được các hiệp hội, Liên minh HTX đánh giá phiền hà nhất là giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm hành chính và thủ tục thông quan. Có 69% đơn vị cho rằng phiền hà chính vẫn là thời gian giải quyết quá dài và yêu cầu cung cấp thêm nhiều loại thông tin, giấy tờ không cần thiết.
Ngoài ra, nhiều đơn vị phản ánh vẫn còn tình trạng doanh nghiệp phải “lót tay” cho cán bộ thuế nếu không muốn bị phân biệt đối xử, yêu cầu bổ sung, giải trình hồ sơ hay bị kéo dài thời gian làm thủ tục. Tình trạng này cũng được nhiều hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh HTX phản ánh đối với lĩnh vực hải quan.
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 19 trong lĩnh vực thuế, hải quan cho thấy, ngành thuế và hải quan đã tăng cường đối thoại, trao đổi thông tin, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để kịp thời đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn phù hợp với thực tế, yêu cầu và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 19/NQ-CP đặt ra.
Ngoài ra, các thủ tục hành chính cũng được công khai trên trang thông tin điện tử của các cục, các văn bản liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan; đồng thời niêm yết công khai, rõ ràng, đầy đủ tại trụ sở các chi cục, bộ phận “một cửa” để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, giám sát thực hiện. Ngành thuế, hải quan đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục giải đáp thắc mắc của cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để phục vụ cho việc tác nghiệp, quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị….
Với những giải pháp đồng bộ về cải cách thể chế, chính sách, đơn giản hóa mẫu hồ sơ khai thuế và áp dụng khai thuế nộp thuế điện tử, trong hai năm 2014-2015, số giờ nộp thuế của doanh nghiệp đã giảm được 420 giờ.
Trong lĩnh vực hải quan, đến nay, 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc với 60.400 doanh nghiệp (chiếm 99,56%) tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Thời gian hàng hóa thông quan giảm bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày với nhập khẩu, giảm được 10-20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Về việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tính đến tháng 11-2015, đã kết nối chính thức với 9 bộ đối với 22 thủ tục hành chính và có 20.591 hồ sơ xử lý qua Cổng thông tin một cửa quốc gia…
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, kết quả từ công tác cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ cho thấy chủ trương cải cách lĩnh vực thuế và hải quan kịp thời, trúng và đúng hướng, đã góp phần quan trọng làm động lực phát triển nền kinh tế đất nước.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP vẫn còn những khó khăn, tồn tại.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao kết quả báo cáo phối hợp giám sát của 6 cơ quan, nỗ lực của ngành thuế, hải quan góp phần tạo nên những đổi mới có tính chất tiên phong trong quản lý nhà nước về kinh tế.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết theo kết quả của chương trình phối hợp giám sát trong thời gian hơn 1,5 năm qua, đại đa số doanh nghiệp đều khẳng định nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ kết quả giám sát, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giám sát thực hiện Nghị quyết 19, trong đó cần làm rõ những việc đã đạt được và chưa đạt; đề nghị Ban chỉ đạo chương trình giám sát từ kết quả giám sát, có kiến nghị với Chính phủ để có các giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm hoàn chỉnh các thủ tục hải quan, thuế.
Về nhiệm vụ trong năm 2016, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bên cạnh việc giám sát ở Trung ương, Ban chỉ đạo chương trình nên chọn 13 tỉnh, thành phố lớn, nơi có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, đóng thuế nhiều hoặc một số địa phương có cửa khẩu biên giới, cảng lớn để tiến hành triển khai phối hợp giám sát. Cùng với đó việc khảo sát phải được tiến hành kỹ lưỡng, bảo đảm phản ánh sự hài lòng của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và hải quan./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm giáo xứ Huế  (13/12/2015)
Khởi công dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng  (13/12/2015)
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam - Campuchia  (12/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển