Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Phó Thủ tướng Lào
Tại hội đàm, hai bên rà soát toàn bộ các nội dung hợp tác trong giai đoạn 2011-2015, đề ra các giải pháp thực hiện thắng lợi các Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2016-2020 nhằm chuẩn bị nội dung báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào tại cuộc gặp thường niên hai Bộ Chính trị và Kỳ họp thứ 38 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath vui mừng nhận thấy, trong thời gian qua giữa hai Chính phủ và hai Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào hợp tác chặt chẽ, khăng khít. Thường trực Ủy ban và các bộ, ngành hai nước thường xuyên trao đổi, theo dõi sát sao, đôn đốc triển khai các nội dung công việc và đạt được những kết quả tích cực.
Khái quát kết quả hợp tác giai đoạn 2011-2015, hai Phó Thủ tướng cho rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào tiếp tục được củng cố và phát triển, đi vào chiều sâu, hướng tới hiệu quả thiết thực, quan hệ chính trị được thúc đẩy mạnh mẽ ngày càng gắn bó, tin cậy, có sự đồng thuận cao trên các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế. Các cơ chế hợp tác như cuộc gặp thường niên giữa hai Bộ Chính trị, Ủy ban Liên Chính phủ đã phát huy hiệu quả.
Hai bên hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng tuyến biên giới Việt-Lào ổn định hòa bình và phát triển toàn diện, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước.
Hiện tại Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 258 dự án tại Lào với tổng vốn đầu tư khoảng 5,36 tỉ USD. Trong 11 tháng đầu năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cấp mới và điều chỉnh 14 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư là 1,16 tỉ USD. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, hai bên đã ký Hiệp định thương mại song phương mới; Ký Hiệp định thương mại biên giới và đang triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt-Lào; ký Biên bản ghi nhớ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức. Số cán bộ, lưu học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam tăng qua các năm. Chất lượng học tập của lưu học sinh Lào theo diện Hiệp định có chuyển biến tích cực; suất chi đào tạo cho cán bộ, học sinh Lào học tập tại Việt Nam và cán bộ, học sinh Việt Nam học tập tại Lào được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Trong 5 năm, Việt Nam đã viện trợ cho Lào 3.100 tỉ đồng. Ngoài việc sử dụng cho hợp tác đào tạo, tính đến nay có 42 chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Riêng năm 2015 có 8 chương trình, dự án bàn giao đưa vào sử dụng. Các dự án sử dụng viện trợ về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của tiến độ đề ra, đã khắc phục được tình trạng dàn trải, một số dự án được hai bên đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Ngoài số viện trợ chính thức, theo thống kê sơ bộ, trong giai đoạn 2011-2015, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam đã viện trợ cho Lào khoảng 6.330 tỉ đồng. Ngoài ra Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ với Chính phủ Lào về kỹ thuật, kinh nghiệm...
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên thống nhất, tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt nội dung các Tuyên bố chung và Thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước; tăng cường quan hệ chính trị và trao đổi đoàn dưới nhiều hình thức, trên tinh thần thiết thực, hiệu quả, kịp thời thông tin, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai các thỏa thuận hợp tác; tăng cường hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương khu vực và quốc tế; đẩy mạnh hợp tác về vấn đề kiều dân. Việt Nam sẽ hỗ trợ Lào trong việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2016. Hai bên cần hợp tác chặt chẽ trong các khuôn khổ đa phương, nhất là khi Cộng đồng ASEAN hình thành vào 31-12 tới.
Hai bên tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật tự và an toàn xã hội; đẩy mạnh việc triển khai các dự án trọng điểm ở khu vực biên giới Lào-Việt Nam; ngăn chặn kịp thời có hiệu quả việc buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới.
Hai bên tiếp tục kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào; triển khai đồng bộ, hiệu quả Hiệp định thương mại mới và Hiệp định thương mại biên giới; triển khai tốt Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về kết nối giao thông vận tải Việt Nam-Lào; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020”; thực hiện nghiêm Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nước; tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp xử lý các nội dung liên quan đến quan hệ hợp tác giữa hai nước./.
Thi đua tạo nên diện mạo mới của nông thôn Việt Nam  (06/12/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (06/12/2015)
Nhân đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX  (06/12/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX khai mạc ngày 07-12  (06/12/2015)
Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015: Tăng năng suất lao động là một thách thức để phát triển bền vững  (06/12/2015)
Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác nhiều mặt với Slovakia  (06/12/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam