Bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức Thừa phát lại
Sáng ngày 09-11-2015, Quốc hội đã làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo tổng kết việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13, ngày 23-11-2012 của Quốc hội.
Theo Báo cáo, thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (gọi là Nghị quyết số 36/2012/QH13), đến nay 13 địa phương thực hiện thí điểm đã có 53 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập, bảo đảm các tiêu chí theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mặc dù còn hạn chế về số lượng và chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, nhưng đội ngũ Thừa phát lại bước đầu đã đáp ứng yêu cầu hoạt động trong thời gian thí điểm.
Tính đến hết ngày 30-9-2015, các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt 939.544 văn bản; lập và đăng ký được 42.911 vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án 885 vụ việc; tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc.
Kết quả triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại khẳng định Nghị quyết số 36/2012/QH13 đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Chủ trương của Đảng về thí điểm Thừa phát lại được thể chế hóa và kiểm nghiệm trên thực tế, đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, được người dân, xã hội đón nhận.
Kết quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đã bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần ổn định các quan hệ xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quá trình thực hiện thí điểm Thừa phát lại đã cung cấp nhiều dữ kiện, căn cứ mang tính khoa học và thực tiễn có giá trị để làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong việc xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đồng thời góp phần giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước, tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động của một số Văn phòng Thừa phát lại còn chưa cao, chưa đồng đều ở các địa phương thí điểm và ở các mảng công việc.
Việc chuyển giao văn bản tống đạt giữa Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự với các Văn phòng Thừa phát lại không đều, không thường xuyên; việc thực hiện tống đạt văn bản còn sai sót, vi phạm. Một số trường hợp lập vi bằng không đúng thẩm quyền; chất lượng vi bằng chưa cao, còn có tâm lý chạy theo lợi nhuận.
Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin để thực hiện việc xác minh; thiếu sự hợp tác của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan; thực hiện xác minh điều kiện thi hành án chưa chính xác.
Số vụ việc trực tiếp tổ chức thi hành án còn ít, cá biệt có Văn phòng chưa tiếp nhận, tổ chức thi hành vụ việc nào. Chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức thi hành án dân sự của các Văn phòng Thừa phát lại còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm…
Thẩm tra nội dung trên, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm và cho rằng, hoạt động Thừa phát lại đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo lập một loại hình dịch vụ pháp lý mới để người dân lựa chọn.
Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại khẳng định chủ trương và nội dung thí điểm đã thành công bước đầu, nhất là trong điều kiện các loại hình dịch vụ Thừa phát lại cung cấp có tính chất khá mới so với hệ thống pháp luật hiện hành…
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng nêu rõ một số vấn đề hạn chế, bất cập như về xây dựng thể chế, qua hai giai đoạn thực hiện thí điểm, công tác tham mưu cho Chính phủ của Bộ Tư pháp cũng như phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội chậm, thiếu đồng bộ.
Một số quy định được ban hành không phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả và khó tạo ra sự đồng thuận của các cơ quan đối với hoạt động Thừa phát lại.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động Thừa phát lại, một số văn phòng Thừa phát lại còn những sai sót, ảnh hưởng tới niềm tin và sự lựa chọn dịch vụ của người dân cũng như các cơ quan nhà nước…/.
Công bố các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực gia dụng, y tế  (09/11/2015)
Việt Nam là Chủ tịch luân phiên đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại La Hay  (09/11/2015)
Quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản liên quan đến người bị tạm giam  (09/11/2015)
Campuchia tổ chức kỷ niệm 62 năm Ngày Độc lập  (09/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay