Tăng cường quản lý hoạt động thông tin đối ngoại
Ngày 02-11-2015, tại cuộc họp báo giới thiệu Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ sẽ khẩn trương xây dựng các thông tư, văn bản hướng dẫn để Nghị định sớm đi vào cuộc sống, đồng thời có văn bản đề nghị các bộ, ngành liên quan chủ động nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn theo quy định trong Nghị định.
Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, sau 5 năm triển khai thực hiện Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bộ máy thông tin đối ngoại từ Trung ương đến địa phương dần được củng cố. Đến nay 100% các tỉnh, thành phố có cán bộ thông tin đối ngoại, ban hành kế hoạch thực hiện, bố trí kinh phí hoạt động; có 52 cơ quan thường trú ở nước ngoài của 4 cơ quan báo chí lớn: Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân. Hoạt động thông tin đối ngoại đã giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng về Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của Việt Nam, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại vẫn còn một số hạn chế như: hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao; sự phối hợp, kết hợp giữa các bộ, ngành còn hạn chế; kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại còn phân tán; lực lượng thông tin đối ngoại còn mỏng; chất lượng hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát huy hết vai trò trong hoạt động thông tin đối ngoại.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg, ngày 30-11-2010.
Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 07-9-2015, về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực thông tin đối ngoại. Nghị định gồm 4 Chương, 26 Điều, quy định chi tiết về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại, quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, nội dung thông tin đối ngoại, cung cấp thông tin đối ngoại, một số kênh cung cấp thông tin đối ngoại trọng tâm, cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại, hoạt động hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài để quảng bá Việt Nam tại nước ngoài; một số thiết chế thực hiện công tác thông tin đối ngoại ở địa bàn ngoài nước, kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 22-10-2015.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ đi vào hoạt động sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên và nâng cao hiệu quả quản lý đối với các hoạt động thông tin đối ngoại, bảo đảm sự quản lý thống nhất trong lĩnh vực thông tin đối ngoại. Nghị định phân công trách nhiệm rõ ràng cho các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và báo chí trong hoạt động thông tin đối ngoại./.
Trả lời của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam  (02/11/2015)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 26-10 đến ngày 01-11-2015)  (02/11/2015)
Quy định mới về điều kiện vay vốn ưu đãi mua, thuê nhà ở xã hội  (02/11/2015)
Việt Nam dự cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân  (02/11/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay