Xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, sáng 29-10, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc xây dựng dự án Luật được triển khai trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, với mục đích thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, tạo hành lang pháp lý để ghi nhận, bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng như chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung của Pháp lệnh đã quán triệt, thể chế hóa cơ bản những quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước được ghi nhận trong các kỳ Đại hội; bảo đảm tính tương thích với luật pháp quốc tế điều chỉnh về quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Pháp lệnh cũng thể hiện chính sách dân chủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo hiến chương, điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Tuy nhiên, qua tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết thi hành, cho thấy những bất cập trong các quy định của Pháp lệnh chưa phù hợp tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và có những vấn đề phức tạp phát sinh.
Một số quy định của Pháp lệnh còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như quy định về hoạt động tín ngưỡng, đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, hoạt động quốc tế.
Vấn đề tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo quốc tế; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho người có quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; việc người nước ngoài vào tu tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam,… chưa được quy định, gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân tôn giáo trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như quy định tại Điều 24 của Hiến pháp năm 2013.
Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo chưa được quy định cụ thể trong Pháp lệnh, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này và hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo...
Những hạn chế, bất cập này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng Luật thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, thực hiện chủ trương của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là: " tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”.
Cùng với đó, Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”, ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người quan trọng, cơ bản, được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm; bổ sung nguyên tắc về việc hạn chế quyền con người trong các trường hợp nhất định phải do luật định.
Theo đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người, nên việc quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định cụ thể và bằng luật. Hiến pháp cũng đã phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ trong quyết định các chính sách tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo... Vì vậy, việc ban hành luật để cụ thể hóa đầy đủ nội dung, quy định và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo càng trở nên cần thiết và cấp bách.
Dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Dự án Luật còn nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loài người và chủ nghĩa xã hội được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế. /.
Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững  (28/10/2015)
Việt Nam - Campuchia chú trọng đẩy mạnh hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới giữa hai nước  (28/10/2015)
Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có môi trường kinh doanh thân thiện hàng đầu thế giới  (28/10/2015)
Huyện Cao Lãnh - Nhiều mô hình tiêu biểu và bài học kinh nghiệm sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khoá XI  (28/10/2015)
Thủ tướng dự Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13  (28/10/2015)
Lãnh đạo gửi điện mừng nhân 97 năm Quốc khánh Cộng hòa Séc  (28/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên