Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 12-10 đến ngày 18-10-2015)
22:42, ngày 19-10-2015
TCCSĐT - Việt Nam khẳng định cam kết đối với chương trình phát triển bền vững 2030; bạn bè quốc tế quan tâm đến tình hình Biển Đông; Việt Nam cam kết phấn đấu vì mục tiêu chung về giải trừ quân bị; cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - ASEAN… là những hoạt động đối ngoại nổi bật trong tuần qua.
Việt Nam khẳng định cam kết đối với chương trình phát triển bền vững 2030
Ngày 12-10-2015, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 đã thảo luận về đề mục hoạt động hợp tác phát triển của tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này. Tại phiên thảo luận, các nước đang phát triển nêu quan ngại về nguồn lực hỗ trợ dành cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc có xu hướng chững lại, không bảo đảm được nguồn tài chính cần thiết cho việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển tại các nước. Các nước này đề nghị các quỹ, chương trình phát triển của Liên hợp quốc định hướng lại các ưu tiên để phù hợp, thống nhất với Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 mới được thông qua cuối tháng 9 vừa qua, với trọng tâm bao trùm là xóa đói giảm nghèo. Các nước phát triển tiếp tục đề cao việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đổi mới phương thức vận hành của hệ thống phát triển Liên hợp quốc.
Phát biểu thay mặt các nước ASEAN, Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, đánh giá cao vai trò cũng như sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong các hoạt động phát triển tại các nước, cho rằng trụ cột phát triển có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy các trụ cột khác của Liên hợp quốc, và khuyến khích Liên hợp quốc tiếp tục cùng với ASEAN thúc đẩy thực hiện Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện giữa Liên hợp quốc - ASEAN. Trong bối cảnh các nước thành viên ASEAN đang tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN và bắt đầu thực hiện Chương trình Nghị sự phát triển 2030, hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN đặc biệt có ý nghĩa, nhất là trong quá trình hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ khu vực. Đại sứ Nguyễn Phương Nga chia sẻ quan ngại của nhiều nước về tình hình suy giảm nguồn lực và kêu gọi các nước tài trợ tiếp tục cam kết hỗ trợ nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt là hỗ trợ tăng cường năng lực để các quốc gia ở những trình độ phát triển khác nhau có khả năng đối phó với các thách thức chung.
Trước đó, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung của Ủy ban 2, khẳng định cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Chương trình Nghị sự phát triển 2030 về phát triển bền vững, cho rằng hòa bình và phát triển là nền tảng để tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững, đồng thời ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc nhằm điều phối các nỗ lực quốc tế ứng phó với những thách thức phát triển. Đại sứ cũng đề nghị các nước phát triển cần đi đầu trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thông qua chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thương mại và tăng cường năng lực.
Hội nghị tài chính thường niên về các giao dịch ngân hàng toàn cầu Sibos 2015
Từ ngày 12 đến ngày 15-10-2015, tại Singapore Hội nghị tài chính thường niên về các giao dịch ngân hàng toàn cầu Sibos 2015 đã khai mạc, với sự tham dự của khoảng 7.000 đại biểu và hàng trăm diễn giả từ khắp nơi trên thế giới. Sự kiện này do Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức, là diễn đàn kinh doanh hàng đầu để giới tài chính toàn cầu thảo luận và hợp tác trong các lĩnh vực thanh toán, chứng khoán, quản lý nguồn vốn và thương mại. Tham dự hội nghị trên có đại diện của VIETSWIFT, do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng 6 ngân hàng thương mại gồm: Ngoại thương (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển (BIDV), Công thương (Vietinbank), Xuất Nhập khẩu (Eximbank), Sài Gòn-Hà Nội (SHB) và Đại chúng (PvcomBank). Đây là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với đối tác kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với các dịch vụ và sản phẩm mới trên toàn cầu.
Theo số liệu của VIETSWIFT, Việt Nam hiện đứng thứ 58 trong số 210 nước sử dụng SWIFT, có mức tăng trưởng 14% trong năm 2014 với tổng lưu lượng 10 triệu điện (cả gửi đi và nhận về). Trong số này, số lượng điện dành cho lĩnh vực thanh toán chiếm tới 74% và có mức tăng trưởng 13%. Tiếp đó là điện ngoại hối chiếm 9,64% đạt mức tăng trưởng 21%. Dù điện thanh toán chứng khoán chỉ chiếm 4%, nhưng đã đạt mức tăng trưởng cao nhất là 23,85%. Trong 4 ngày diễn ra Hội nghị Sibos 2015, các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề như cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, an ninh mạng, điện toán đám mây, ứng dụng các tiêu chuẩn mới trong giao dịch tài chính như ISO 20022, chiến lược kinh doanh, xây dựng mạng lưới và mô hình tương lai cho ngành công nghiệp tài chính toàn cầu. Trong khuôn khổ hội nghị, một triển lãm quy tụ hơn 200 các doanh nghiệp, định chế tài chính, các hãng công nghệ hàng đầu thế giới cung cấp các giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cũng được tổ chức.
Bạn bè quốc tế quan tâm đến tình hình Biển Đông
Ngày 12-10, tại Wellington, Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Massey tổ chức buổi diễn thuyết về “Tình hình căng thẳng tại Biển Đông” dưới góc nhìn của học giả Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Massey, một trong những trường hàng đầu của New Zealand mời đại diện của Học viện Ngoại giao Việt Nam tham dự và thuyết trình về tình hình Biển Đông tại New Zealand. Buổi diễn thuyết do Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu về Biển Đông, Học viện Ngoại giao trình bày tập trung vào các vấn đề chính như nguồn gốc lịch sử của vấn đề, cập nhật thông tin và hình ảnh gần đây về những diễn biến, nguyên nhân, tác động của tình hình căng thẳng tại Biển Đông và triển vọng của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Buổi diễn thuyết đã thu hút sự tham dự của hơn 100 khách mời.
Ngày 16-10, tại thành phố Lorient, thuộc vùng Bretagne, Tây Bắc nước Pháp, Hội thảo "Địa chính trị các không gian hàng hải - Vấn đề Biển Đông" đã được trường Đại học Bretagne-Sud (UBS) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu lịch sử phía Tây (CERHIO) và Hiệp hội "Carrefour des Humanités" tổ chức. Đây là năm thứ hai Trường Đại học Bretagne-Sud tổ chức Ngày Địa chính trị các không gian hàng hải. Chủ đề cuộc hội thảo lần này tập trung vào nghiên cứu những căng thẳng trên Biển Đông, các tranh chấp chủ quyền biển đảo và khả năng vận dụng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo ổn định, an ninh và tự do hàng hải quốc tế trong khu vực. Được chia thành ba phiên thảo luận với các chủ đề "Góc nhìn lịch sử", "Khía cạnh kinh tế", "Các vấn đề địa chính trị và chiến lược", hội thảo đã thu hút đại diện nhiều bộ ngành của Pháp, đông đảo học giả và chuyên gia đến từ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học lớn của Pháp. Đề cập đến những tranh chấp và một số vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng trên Biển Đông, các chuyên gia thống nhất quan điểm rằng các tranh chấp này gây nguy hại đến hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều nước trong khu vực và thế giới. Vì thế, các quốc gia Đông Nam Á không nên để tranh chấp biển đe dọa đến an toàn trên biển và tự do hàng hải; đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định là điều kiện cần thiết để các quốc gia trong khu vực xây dựng và phát triển.
Diễn đàn Mekong 2015
Với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư vào tiểu vùng Mekong trong Cộng đồng kinh tế ASEAN”, diễn đàn Mekong 2015 được tổ chức ngày 15-10-2015, tại thủ đô Viêng Chăn nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại, đầu tư giữa các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS) trong bối cảnh cuối năm nay Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ chính thức ra đời; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi và nhận thức rõ hơn về tác động của hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, kết nối ASEAN với GMS để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, có lợi nhất, đáp ứng yêu cầu của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào tổ chức.
GMS được thành lập năm 1992, do sáng kiến của ADB. Sau 23 năm hợp tác phát triển, với nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ các nước GMS, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong và ngoài khu vực, đặc biệt là ADB, Chương trình Hợp tác kinh tế GMS đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thúc đẩy hội nhập, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông, thương mại, du lịch, năng lượng, … cho các nước GMS. Đến nay, Chương trình này vẫn được các nước GMS và các tổ chức quốc tế đánh giá là sáng kiến hợp tác toàn diện nhất, thành công nhất và là sáng kiến duy nhất có các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các nước GMS.
Là một thành viên tham gia tích cực trong Cộng đồng các quốc gia GMS, Chính phủ Việt Nam ngay từ ngày đầu đã ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến Hợp tác kinh tế GMS. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng xong cao tốc Hà Nội - Lào Cai, kết nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu, tạo đà cho các địa phương có tuyến hành lang đi qua phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến giao thông kết nối với Lào cũng đang được thúc đẩy phát triển, trong đó có quốc lộ 217 đang hoàn tất giai đoạn 1 và vừa kết thúc đàm phán với ADB để triển khai giai đoạn 2 vào năm 2016. Chính phủ Việt Nam cũng thống nhất với các nước GMS thúc đẩy kiểm tra hải quan một cửa, một điểm dừng (CBTA) tại cặp cửa khẩu Cha Lo, trên tuyến đường 12 qua tỉnh Quảng Bình và cửa khẩu Cầu Treo, đường 8 qua tỉnh Hà Tĩnh,...
Việt Nam cam kết phấn đấu vì mục tiêu chung về giải trừ quân bị
Từ ngày 08 đến ngày 16-10-2015, tại trụ sở của Liên hợp quốc đã diễn ra phiên thảo luận chung của Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế trong khuôn khổ khoá họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tại phiên thảo luận chung, đại diện các khu vực, tổ chức đã nhấn mạnh sự cấp thiết cần thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân, lo ngại rủi ro vũ khí hạt nhân có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố, tội phạm công nghệ. Nhiều nước hoan nghênh thoả thuận lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 - trong đó có ba nước Đức, Anh và Pháp thuộc EU, hay còn gọi là EU+3 - về chương trình hạt nhân, hoan nghênh các sáng kiến về hậu quả nhân đạo của vũ khí hạt nhân, kêu gọi các nước sở hữu vũ khí hạt nhân cần hành xử có trách nhiệm hơn để hồi sinh các cơ chế về giải trừ quân bị hiện hành như Hội nghị Giải trừ quân bị, Ủy ban Liên hợp quốc về Giải trừ quân bị và thúc đẩy các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan sớm có hiệu lực và được phổ cập hoá.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng đại diện Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga nêu rõ lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, chống phổ biến, nhất là vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, khẳng định cam kết của Việt Nam cùng các nước phấn đấu vì mục tiêu chung về giải quân bị, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan. Kỳ họp của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế dự kiến kéo dài đến giữa tháng 11-2015 và thảo luận về nhiều đề mục về các vấn đề quan trọng như giải trừ vũ khí hạt nhân, trong đó có hậu quả nhân đạo của vũ khí hạt nhân, thành lập Nhóm làm việc về giải trừ vũ khí hạt nhân, thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân; thảo luận các cơ chế pháp lý bảo đảm an ninh khoảng không vũ trụ; thúc đẩy phổ cập hóa, thực hiện Hiệp ước Mua bán vũ khí thông thường.
Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
Ngày 17-10-2015, Hội nghị cấp bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 9 với chủ đề “Đối tác công tư và người dân (4P), vì sự phát triển bền vững tại ASEAN sau năm 2015” đã diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn. Tham dự có Thủ tướng Lào Thong-xỉnh Thăm-mạ-vông (Thongsing Thammavong ), Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, đại diện các tổ chức quốc tế cùng lãnh đạo cấp bộ phụ trách công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của 10 nước ASEAN. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh làm trưởng đoàn. Được tổ chức 2 năm một lần, Hội nghị là diễn đàn quan trọng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời là cơ hội tốt để các nước ASEAN trao đổi những bài học kinh nghiệm quý trong công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, qua đó giúp thắt chặt hơn quan hệ hợp tác trong ASEAN.
Tại Hội nghị, bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, Đoàn Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm rất hay mà Việt Nam đang triển khai, đó là cách tiếp cận nghèo theo phương pháp mới, đa chiều thay cho phương pháp đánh giá nghèo đơn chiều, tức là không chỉ xét ở mức thu nhập, mà còn xét ở tiêu chí tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, giáo dục… của người dân khi xét tiêu chí nghèo. Trước đó, để chuẩn bị cho Hội nghị, từ ngày 13 đến ngày 16-10, tại Viêng Chăn cũng đã diễn ra hàng loạt hội nghị về chủ đề phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, gồm: Hội nghị quan chức cấp cao về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 12; Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN + 3 về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo; Diễn đàn ASEAN lần thứ 4 về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Thông qua các hội nghị trên, các nước thành viên ASEAN đã đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch Hành động ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và thông qua dự thảo cuối cùng của Kế hoạch hành động về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - ASEAN
Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã tham dự Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Hương Sơn diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18-10-2015 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là cuộc gặp không chính thức lần thứ 5 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Cuộc gặp lần này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên cuộc gặp được tổ chức tại Bắc Kinh, các cuộc gặp trước đó đều diễn ra tại các nước trong khu vực ASEAN. Trong cuộc gặp này, Trung Quốc muốn thể hiện vai trò là một đối tác chiến lược của ASEAN, triển khai trên thực tế các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tại cuộc gặp này Trung Quốc đưa ra một số đề xuất. Một là, Trung Quốc thừa nhận trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, và đề xuất duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Hai là, Trung Quốc tôn trọng các nước ASEAN với tinh thần là vai trò trung tâm, chủ đạo trong các cơ chế hợp tác. Trong việc hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng cường các cuộc diễn tập về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống thiên tai, thảm họa và hỗ trợ nhân đạo, cùng các vấn đề an ninh phi truyền thống khác trên Biển Đông. Trung Quốc đề xuất tăng cường tuần tra chung, các hoạt động phối hợp trong gìn giữ hoà bình, hợp tác quân y và các lĩnh vực khác với các nước ASEAN. Trung Quốc nhất trí tôn trọng tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Trung Quốc cũng bàn với các nước ASEAN tìm kiếm cơ chế quản lý xung đột. Vấn đề nào trước mắt chưa giải quyết được thì phải có cơ chế quản lý để không xảy ra xung đột, trong tương lai lâu dài sẽ tìm các biện pháp giải quyết. Đặc biệt, trong cuộc gặp lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng nêu lại ý kiến của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc rằng, dù Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lược các nước láng giềng trong khu vực. Điều đó thể hiện trách nhiệm của một nước lớn, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam cũng như hầu hết các nước ASEAN đã ghi nhận những đề xuất của Trung Quốc.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tại cuộc gặp lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói rằng, trên thực tế Trung Quốc vẫn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước ASEAN. Trung Quốc cũng thống nhất phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng tự do an ninh an toàn hàng hải và hàng không, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục tích cực tham vấn để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tại cuộc gặp này, về phía Việt Nam, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, trong khu vực, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có biên giới liền kề, có quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược hợp tác toàn diện với Trung Quốc, luôn nỗ lực vun đắp và thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. Điểm tồn tại duy nhất giữa hai nước đó là vấn đề trên biển. Việt Nam là thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn gắn an ninh của mình với an ninh của khu vực, vì vậy quan điểm lập trường nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện cùng có lợi với Trung Quốc, xử lý tồn tại bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên tinh thần Thoả thuận nguyên tắc 6 điểm giải quyết các vấn đề trên biển giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Bộ trưởng cũng khẳng định việc các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc DOC và sớm hoàn thành COC, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, cùng nhau nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được sẽ đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định để cùng phát triển, mang lại lợi ích chung cho các bên liên quan./.
Ngày 12-10-2015, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 đã thảo luận về đề mục hoạt động hợp tác phát triển của tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này. Tại phiên thảo luận, các nước đang phát triển nêu quan ngại về nguồn lực hỗ trợ dành cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc có xu hướng chững lại, không bảo đảm được nguồn tài chính cần thiết cho việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển tại các nước. Các nước này đề nghị các quỹ, chương trình phát triển của Liên hợp quốc định hướng lại các ưu tiên để phù hợp, thống nhất với Chương trình Nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 mới được thông qua cuối tháng 9 vừa qua, với trọng tâm bao trùm là xóa đói giảm nghèo. Các nước phát triển tiếp tục đề cao việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đổi mới phương thức vận hành của hệ thống phát triển Liên hợp quốc.
Phát biểu thay mặt các nước ASEAN, Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, đánh giá cao vai trò cũng như sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong các hoạt động phát triển tại các nước, cho rằng trụ cột phát triển có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy các trụ cột khác của Liên hợp quốc, và khuyến khích Liên hợp quốc tiếp tục cùng với ASEAN thúc đẩy thực hiện Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện giữa Liên hợp quốc - ASEAN. Trong bối cảnh các nước thành viên ASEAN đang tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN và bắt đầu thực hiện Chương trình Nghị sự phát triển 2030, hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN đặc biệt có ý nghĩa, nhất là trong quá trình hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ khu vực. Đại sứ Nguyễn Phương Nga chia sẻ quan ngại của nhiều nước về tình hình suy giảm nguồn lực và kêu gọi các nước tài trợ tiếp tục cam kết hỗ trợ nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt là hỗ trợ tăng cường năng lực để các quốc gia ở những trình độ phát triển khác nhau có khả năng đối phó với các thách thức chung.
Trước đó, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung của Ủy ban 2, khẳng định cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Chương trình Nghị sự phát triển 2030 về phát triển bền vững, cho rằng hòa bình và phát triển là nền tảng để tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững, đồng thời ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc nhằm điều phối các nỗ lực quốc tế ứng phó với những thách thức phát triển. Đại sứ cũng đề nghị các nước phát triển cần đi đầu trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thông qua chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thương mại và tăng cường năng lực.
Hội nghị tài chính thường niên về các giao dịch ngân hàng toàn cầu Sibos 2015
Từ ngày 12 đến ngày 15-10-2015, tại Singapore Hội nghị tài chính thường niên về các giao dịch ngân hàng toàn cầu Sibos 2015 đã khai mạc, với sự tham dự của khoảng 7.000 đại biểu và hàng trăm diễn giả từ khắp nơi trên thế giới. Sự kiện này do Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức, là diễn đàn kinh doanh hàng đầu để giới tài chính toàn cầu thảo luận và hợp tác trong các lĩnh vực thanh toán, chứng khoán, quản lý nguồn vốn và thương mại. Tham dự hội nghị trên có đại diện của VIETSWIFT, do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng 6 ngân hàng thương mại gồm: Ngoại thương (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển (BIDV), Công thương (Vietinbank), Xuất Nhập khẩu (Eximbank), Sài Gòn-Hà Nội (SHB) và Đại chúng (PvcomBank). Đây là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với đối tác kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với các dịch vụ và sản phẩm mới trên toàn cầu.
Theo số liệu của VIETSWIFT, Việt Nam hiện đứng thứ 58 trong số 210 nước sử dụng SWIFT, có mức tăng trưởng 14% trong năm 2014 với tổng lưu lượng 10 triệu điện (cả gửi đi và nhận về). Trong số này, số lượng điện dành cho lĩnh vực thanh toán chiếm tới 74% và có mức tăng trưởng 13%. Tiếp đó là điện ngoại hối chiếm 9,64% đạt mức tăng trưởng 21%. Dù điện thanh toán chứng khoán chỉ chiếm 4%, nhưng đã đạt mức tăng trưởng cao nhất là 23,85%. Trong 4 ngày diễn ra Hội nghị Sibos 2015, các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề như cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, an ninh mạng, điện toán đám mây, ứng dụng các tiêu chuẩn mới trong giao dịch tài chính như ISO 20022, chiến lược kinh doanh, xây dựng mạng lưới và mô hình tương lai cho ngành công nghiệp tài chính toàn cầu. Trong khuôn khổ hội nghị, một triển lãm quy tụ hơn 200 các doanh nghiệp, định chế tài chính, các hãng công nghệ hàng đầu thế giới cung cấp các giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cũng được tổ chức.
Bạn bè quốc tế quan tâm đến tình hình Biển Đông
Ngày 12-10, tại Wellington, Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Massey tổ chức buổi diễn thuyết về “Tình hình căng thẳng tại Biển Đông” dưới góc nhìn của học giả Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Massey, một trong những trường hàng đầu của New Zealand mời đại diện của Học viện Ngoại giao Việt Nam tham dự và thuyết trình về tình hình Biển Đông tại New Zealand. Buổi diễn thuyết do Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu về Biển Đông, Học viện Ngoại giao trình bày tập trung vào các vấn đề chính như nguồn gốc lịch sử của vấn đề, cập nhật thông tin và hình ảnh gần đây về những diễn biến, nguyên nhân, tác động của tình hình căng thẳng tại Biển Đông và triển vọng của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Buổi diễn thuyết đã thu hút sự tham dự của hơn 100 khách mời.
Ngày 16-10, tại thành phố Lorient, thuộc vùng Bretagne, Tây Bắc nước Pháp, Hội thảo "Địa chính trị các không gian hàng hải - Vấn đề Biển Đông" đã được trường Đại học Bretagne-Sud (UBS) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu lịch sử phía Tây (CERHIO) và Hiệp hội "Carrefour des Humanités" tổ chức. Đây là năm thứ hai Trường Đại học Bretagne-Sud tổ chức Ngày Địa chính trị các không gian hàng hải. Chủ đề cuộc hội thảo lần này tập trung vào nghiên cứu những căng thẳng trên Biển Đông, các tranh chấp chủ quyền biển đảo và khả năng vận dụng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo ổn định, an ninh và tự do hàng hải quốc tế trong khu vực. Được chia thành ba phiên thảo luận với các chủ đề "Góc nhìn lịch sử", "Khía cạnh kinh tế", "Các vấn đề địa chính trị và chiến lược", hội thảo đã thu hút đại diện nhiều bộ ngành của Pháp, đông đảo học giả và chuyên gia đến từ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học lớn của Pháp. Đề cập đến những tranh chấp và một số vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng trên Biển Đông, các chuyên gia thống nhất quan điểm rằng các tranh chấp này gây nguy hại đến hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều nước trong khu vực và thế giới. Vì thế, các quốc gia Đông Nam Á không nên để tranh chấp biển đe dọa đến an toàn trên biển và tự do hàng hải; đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định là điều kiện cần thiết để các quốc gia trong khu vực xây dựng và phát triển.
Diễn đàn Mekong 2015
Với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư vào tiểu vùng Mekong trong Cộng đồng kinh tế ASEAN”, diễn đàn Mekong 2015 được tổ chức ngày 15-10-2015, tại thủ đô Viêng Chăn nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại, đầu tư giữa các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS) trong bối cảnh cuối năm nay Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ chính thức ra đời; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi và nhận thức rõ hơn về tác động của hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, kết nối ASEAN với GMS để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, có lợi nhất, đáp ứng yêu cầu của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào tổ chức.
GMS được thành lập năm 1992, do sáng kiến của ADB. Sau 23 năm hợp tác phát triển, với nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ các nước GMS, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong và ngoài khu vực, đặc biệt là ADB, Chương trình Hợp tác kinh tế GMS đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thúc đẩy hội nhập, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông, thương mại, du lịch, năng lượng, … cho các nước GMS. Đến nay, Chương trình này vẫn được các nước GMS và các tổ chức quốc tế đánh giá là sáng kiến hợp tác toàn diện nhất, thành công nhất và là sáng kiến duy nhất có các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các nước GMS.
Là một thành viên tham gia tích cực trong Cộng đồng các quốc gia GMS, Chính phủ Việt Nam ngay từ ngày đầu đã ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến Hợp tác kinh tế GMS. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng xong cao tốc Hà Nội - Lào Cai, kết nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu, tạo đà cho các địa phương có tuyến hành lang đi qua phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến giao thông kết nối với Lào cũng đang được thúc đẩy phát triển, trong đó có quốc lộ 217 đang hoàn tất giai đoạn 1 và vừa kết thúc đàm phán với ADB để triển khai giai đoạn 2 vào năm 2016. Chính phủ Việt Nam cũng thống nhất với các nước GMS thúc đẩy kiểm tra hải quan một cửa, một điểm dừng (CBTA) tại cặp cửa khẩu Cha Lo, trên tuyến đường 12 qua tỉnh Quảng Bình và cửa khẩu Cầu Treo, đường 8 qua tỉnh Hà Tĩnh,...
Việt Nam cam kết phấn đấu vì mục tiêu chung về giải trừ quân bị
Từ ngày 08 đến ngày 16-10-2015, tại trụ sở của Liên hợp quốc đã diễn ra phiên thảo luận chung của Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế trong khuôn khổ khoá họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tại phiên thảo luận chung, đại diện các khu vực, tổ chức đã nhấn mạnh sự cấp thiết cần thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân, lo ngại rủi ro vũ khí hạt nhân có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố, tội phạm công nghệ. Nhiều nước hoan nghênh thoả thuận lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 - trong đó có ba nước Đức, Anh và Pháp thuộc EU, hay còn gọi là EU+3 - về chương trình hạt nhân, hoan nghênh các sáng kiến về hậu quả nhân đạo của vũ khí hạt nhân, kêu gọi các nước sở hữu vũ khí hạt nhân cần hành xử có trách nhiệm hơn để hồi sinh các cơ chế về giải trừ quân bị hiện hành như Hội nghị Giải trừ quân bị, Ủy ban Liên hợp quốc về Giải trừ quân bị và thúc đẩy các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan sớm có hiệu lực và được phổ cập hoá.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng đại diện Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga nêu rõ lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, chống phổ biến, nhất là vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, khẳng định cam kết của Việt Nam cùng các nước phấn đấu vì mục tiêu chung về giải quân bị, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan. Kỳ họp của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế dự kiến kéo dài đến giữa tháng 11-2015 và thảo luận về nhiều đề mục về các vấn đề quan trọng như giải trừ vũ khí hạt nhân, trong đó có hậu quả nhân đạo của vũ khí hạt nhân, thành lập Nhóm làm việc về giải trừ vũ khí hạt nhân, thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân; thảo luận các cơ chế pháp lý bảo đảm an ninh khoảng không vũ trụ; thúc đẩy phổ cập hóa, thực hiện Hiệp ước Mua bán vũ khí thông thường.
Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
Ngày 17-10-2015, Hội nghị cấp bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 9 với chủ đề “Đối tác công tư và người dân (4P), vì sự phát triển bền vững tại ASEAN sau năm 2015” đã diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn. Tham dự có Thủ tướng Lào Thong-xỉnh Thăm-mạ-vông (Thongsing Thammavong ), Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, đại diện các tổ chức quốc tế cùng lãnh đạo cấp bộ phụ trách công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của 10 nước ASEAN. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh làm trưởng đoàn. Được tổ chức 2 năm một lần, Hội nghị là diễn đàn quan trọng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời là cơ hội tốt để các nước ASEAN trao đổi những bài học kinh nghiệm quý trong công tác phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, qua đó giúp thắt chặt hơn quan hệ hợp tác trong ASEAN.
Tại Hội nghị, bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, Đoàn Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm rất hay mà Việt Nam đang triển khai, đó là cách tiếp cận nghèo theo phương pháp mới, đa chiều thay cho phương pháp đánh giá nghèo đơn chiều, tức là không chỉ xét ở mức thu nhập, mà còn xét ở tiêu chí tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, giáo dục… của người dân khi xét tiêu chí nghèo. Trước đó, để chuẩn bị cho Hội nghị, từ ngày 13 đến ngày 16-10, tại Viêng Chăn cũng đã diễn ra hàng loạt hội nghị về chủ đề phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, gồm: Hội nghị quan chức cấp cao về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 12; Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN + 3 về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo; Diễn đàn ASEAN lần thứ 4 về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Thông qua các hội nghị trên, các nước thành viên ASEAN đã đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch Hành động ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và thông qua dự thảo cuối cùng của Kế hoạch hành động về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - ASEAN
Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã tham dự Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Diễn đàn Hương Sơn diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18-10-2015 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là cuộc gặp không chính thức lần thứ 5 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Cuộc gặp lần này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên cuộc gặp được tổ chức tại Bắc Kinh, các cuộc gặp trước đó đều diễn ra tại các nước trong khu vực ASEAN. Trong cuộc gặp này, Trung Quốc muốn thể hiện vai trò là một đối tác chiến lược của ASEAN, triển khai trên thực tế các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tại cuộc gặp này Trung Quốc đưa ra một số đề xuất. Một là, Trung Quốc thừa nhận trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, và đề xuất duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Hai là, Trung Quốc tôn trọng các nước ASEAN với tinh thần là vai trò trung tâm, chủ đạo trong các cơ chế hợp tác. Trong việc hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng cường các cuộc diễn tập về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống thiên tai, thảm họa và hỗ trợ nhân đạo, cùng các vấn đề an ninh phi truyền thống khác trên Biển Đông. Trung Quốc đề xuất tăng cường tuần tra chung, các hoạt động phối hợp trong gìn giữ hoà bình, hợp tác quân y và các lĩnh vực khác với các nước ASEAN. Trung Quốc nhất trí tôn trọng tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Trung Quốc cũng bàn với các nước ASEAN tìm kiếm cơ chế quản lý xung đột. Vấn đề nào trước mắt chưa giải quyết được thì phải có cơ chế quản lý để không xảy ra xung đột, trong tương lai lâu dài sẽ tìm các biện pháp giải quyết. Đặc biệt, trong cuộc gặp lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng nêu lại ý kiến của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc rằng, dù Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lược các nước láng giềng trong khu vực. Điều đó thể hiện trách nhiệm của một nước lớn, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam cũng như hầu hết các nước ASEAN đã ghi nhận những đề xuất của Trung Quốc.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tại cuộc gặp lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói rằng, trên thực tế Trung Quốc vẫn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước ASEAN. Trung Quốc cũng thống nhất phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng tự do an ninh an toàn hàng hải và hàng không, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiếp tục tích cực tham vấn để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Tại cuộc gặp này, về phía Việt Nam, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, trong khu vực, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có biên giới liền kề, có quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược hợp tác toàn diện với Trung Quốc, luôn nỗ lực vun đắp và thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc. Điểm tồn tại duy nhất giữa hai nước đó là vấn đề trên biển. Việt Nam là thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn gắn an ninh của mình với an ninh của khu vực, vì vậy quan điểm lập trường nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện cùng có lợi với Trung Quốc, xử lý tồn tại bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên tinh thần Thoả thuận nguyên tắc 6 điểm giải quyết các vấn đề trên biển giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Bộ trưởng cũng khẳng định việc các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc DOC và sớm hoàn thành COC, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, cùng nhau nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được sẽ đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định để cùng phát triển, mang lại lợi ích chung cho các bên liên quan./.
Phòng, chống tác hại của rượu, bia vì sức khỏe con người, vì sự phát triển của đất nước  (19/10/2015)
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh hiện nay  (19/10/2015)
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh hiện nay  (19/10/2015)
Chất vấn việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ  (19/10/2015)
Việt Nam - Campuchia đối thoại chính sách quốc phòng lần đầu  (19/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển