Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
21:09, ngày 09-09-2015
Sáng 09-9, tại Hà Nội, đã khai mạc phiên họp lần thứ 21 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, chuẩn bị các nội dung cho phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong tháng 9 này và Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 13.
Khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, diễn ra đến ngày 11-9, Ủy ban Tư pháp sẽ thẩm tra các nội dung báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2015; Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao về công tác của ngành và Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành trong năm 2015; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015; Báo cáo của Chính phủ về tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13; dự án Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp.
Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2015 nhận định trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực cao của các bộ, ban, ngành, địa phương, nhất là của lực lượng Công an nhân dân, hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật đã được kéo giảm đáng kể, trong đó có nhiều tội phạm nghiêm trọng giảm.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, nổi lên tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ giết người; các vụ giết người với thủ đoạn dã man, tàn bạo có xu hướng tăng, thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ sát hại nhiều người trong một gia đình, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội…
Tình hình vi phạm pháp luật đang diễn ra khá phổ biến, đa dạng và phức tạp ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực như vi phạm của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vẫn diễn biến phức tạp, vi phạm về trật tự an toàn giao thông là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội, vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm diễn ra phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, nổi lên là sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc với số lượng lớn...
Trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo các bộ, ban, ngành địa phương chủ động nắm tình hình, tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, hoạt động của các loại tội phạm, ngăn ngừa vi phạm pháp luật để bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử Quốc hội khóa 14.
Chính phủ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa xã hội, làm giảm các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội. Chú trọng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá”…
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với đánh giá của Chính phủ về những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện đối ngoại, ngày lễ lớn của đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt triển khai nhiều phương án, kế hoạch phòng ngừa bảo đảm tuyệt đối an toàn không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.
Chính phủ cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách, biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội… Các biện pháp được triển khai đã tạo bước chuyển biến tích cực, kiềm chế sự gia tăng vi phạm pháp luật và tội phạm trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn còn những hạn chế, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngoài những nguyên nhân đã được Chính phủ đề cập trong báo cáo, Ủy ban Tư pháp lưu ý một số nguyên nhân: tình trạng tiếp tay, thông đồng hoặc không thực hiện đúng chức trách của một bộ phận cán bộ có chức quyền trong cơ quan quản lý nhà nước tại cấp cơ sở.
Nguyên nhân của tội phạm giết người với các hình thức dã man, tàn bạo, giết nhiều người bắt nguồn từ mâu thuẫn xã hội và sự tác động tiêu cực của các ấn phẩm đồi truỵ, các trò chơi bạo lực trên mạng.
Ngoài ra, hiện nay sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho giới trẻ còn hạn chế dẫn đến giới trẻ thiếu trải nghiệm, vô cảm và có xu hướng sử dụng bạo lực trong giải quyết các mâu thuẫn.
Có ý kiến cho rằng mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực chưa tương xứng với tình hình thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và một số tội phạm xâm phạm sở hữu tỷ lệ phát hiện thấp. Tỷ lệ phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đạt yêu cầu./.
Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2015 nhận định trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực cao của các bộ, ban, ngành, địa phương, nhất là của lực lượng Công an nhân dân, hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật đã được kéo giảm đáng kể, trong đó có nhiều tội phạm nghiêm trọng giảm.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, nổi lên tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ giết người; các vụ giết người với thủ đoạn dã man, tàn bạo có xu hướng tăng, thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ sát hại nhiều người trong một gia đình, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội…
Tình hình vi phạm pháp luật đang diễn ra khá phổ biến, đa dạng và phức tạp ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực như vi phạm của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vẫn diễn biến phức tạp, vi phạm về trật tự an toàn giao thông là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội, vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm diễn ra phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, nổi lên là sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc với số lượng lớn...
Trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo các bộ, ban, ngành địa phương chủ động nắm tình hình, tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, hoạt động của các loại tội phạm, ngăn ngừa vi phạm pháp luật để bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử Quốc hội khóa 14.
Chính phủ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa xã hội, làm giảm các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội. Chú trọng các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá”…
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với đánh giá của Chính phủ về những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện đối ngoại, ngày lễ lớn của đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt triển khai nhiều phương án, kế hoạch phòng ngừa bảo đảm tuyệt đối an toàn không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.
Chính phủ cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách, biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội… Các biện pháp được triển khai đã tạo bước chuyển biến tích cực, kiềm chế sự gia tăng vi phạm pháp luật và tội phạm trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn còn những hạn chế, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngoài những nguyên nhân đã được Chính phủ đề cập trong báo cáo, Ủy ban Tư pháp lưu ý một số nguyên nhân: tình trạng tiếp tay, thông đồng hoặc không thực hiện đúng chức trách của một bộ phận cán bộ có chức quyền trong cơ quan quản lý nhà nước tại cấp cơ sở.
Nguyên nhân của tội phạm giết người với các hình thức dã man, tàn bạo, giết nhiều người bắt nguồn từ mâu thuẫn xã hội và sự tác động tiêu cực của các ấn phẩm đồi truỵ, các trò chơi bạo lực trên mạng.
Ngoài ra, hiện nay sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho giới trẻ còn hạn chế dẫn đến giới trẻ thiếu trải nghiệm, vô cảm và có xu hướng sử dụng bạo lực trong giải quyết các mâu thuẫn.
Có ý kiến cho rằng mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kết quả phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm trên một số lĩnh vực chưa tương xứng với tình hình thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và một số tội phạm xâm phạm sở hữu tỷ lệ phát hiện thấp. Tỷ lệ phát hiện vi phạm pháp luật và tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đạt yêu cầu./.
Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Ngân hàng thế giới tại Hoa Kỳ  (09/09/2015)
Đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại lý luận với Đảng SPD  (09/09/2015)
Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại các phiên họp AIPA  (09/09/2015)
Quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (09/09/2015)
Quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (09/09/2015)
Quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (09/09/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển