Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Ngân hàng thế giới tại Hoa Kỳ
21:09, ngày 09-09-2015
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, sáng 08-9 theo giờ Washington DC (tức đêm 08-9 theo giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim và dự hội thảo về Việt Nam do WB tổ chức với chủ đề "Vai trò ngày càng tăng của Quốc hội Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB (Ảnh: TTXVN) |
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch WB Jim Yong Kim bày tỏ vui mừng về những bước hợp tác phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và WB.
Nhiều dự án của WB tại Việt Nam đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, vùng ở Việt Nam.
Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của WB trong đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là xây dựng chính sách tài chính, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo thông qua cách tiếp cận phát triển dựa vào cộng đồng. WB cũng đã hỗ trợ vốn giúp Việt Nam phát triển hạ tầng một cách rất có hiệu quả.
Cảm ơn sự hỗ trợ của WB dành cho Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của WB trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế thị trường; tăng vốn vay ưu đãi, nhất là nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cấp cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo.
Là một trong những quốc gia chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng đề nghị WB quan tâm, hỗ trợ để Việt Nam ứng phó có hiệu quả trong lĩnh vực này.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại trụ sở WB; đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua, nhất là kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Jim Yong Kim cho biết, WB luôn quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chia sẻ với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về tác động to lớn của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, ông Jim Yong Kim cho biết, WB sẽ quan tâm và xem xét hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tham dự Hội thảo ''Vai trò ngày càng tăng của Quốc hội Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước'' do WB tổ chức (Ảnh: TTXVN) |
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tham dự hội thảo về Việt Nam do WB tổ chức với chủ đề "Vai trò ngày càng tăng của Quốc hội Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước".
Tham dự hội thảo còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng đại diện các chuyên gia của WB.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực và đạt được nhiều bước chuyển đổi trong phát triển đất nước từ đô thị đến nông thôn trên tất cả các lĩnh vực của kinh tế xã hội. Việt Nam đã hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Trong quá trình đó, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực, to lớn và có trách nhiệm cao của WB.
Đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của WB trên các lĩnh vực về tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và đặc biệt là hỗ trợ tài chính, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên đã góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống thể chế, chính sách, luật pháp phục vụ công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Giới thiệu về vai trò của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, gắn liền với tiến trình lịch sử phát triển đất nước, hoạt động của Quốc hội không ngừng được đổi mới, ngày càng thể hiện được nguyên tắc dân chủ, công khai và nâng cao hiệu quả trong thực hiện các chức năng: lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao với mục tiêu chung là phát huy vai trò của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân để nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân.
Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013 với tinh thần tiếp tục khẳng định con đường phát triển đất nước là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; bảo đảm quyền con người; mở rộng quyền tự do, dân chủ của công dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, hai mối quan tâm lớn của Việt Nam hiện nay là duy trì, gìn giữ hòa bình, đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc và ứng phó tốt với biến đổi khí hậu bởi Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới của biến đổi khí hậu.
Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu không thể chỉ là công việc của một quốc gia đơn lẻ mà phải có sự chung tay của các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, đây cũng là điều kiện quan trọng để Việt Nam thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Trước khi tham gia các sự kiện tại trụ sở WB, Chủ tịch Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tới tham quan Đài tưởng niệm Lincoln và Đài tưởng niệm Martin Luther King.
Đài tưởng niệm Lincoln là công trình tưởng nhớ Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ (bị sám sát vào tháng 4-1865). Ông còn được gọi là nhà lãnh đạo vĩ đại có nhiều thành công trong nỗ lực đưa đất nước vượt qua khủng hoảng hiến pháp, quân sự và đạo đức, nội chiến, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ và hiện đại hóa nền kinh tế.
Công trình nằm trong khu National Mall ở thủ đô Washington DC, được thiết kế theo kiểu đền thờ Hy Lạp, phía ngoài được ốp đá cẩm thạch. Đài tưởng niệm Lincoln cao 5,8m, với các đoạn trích trong bài phát biểu nổi tiếng của ông với khái niệm "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".
Công trình tưởng niệm Mục sư Martin Luther King cũng được đặt tại National Mall. Ông là nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel hòa bình năm 1964.
Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng. Ngày 04-4-1968, ông bị ám sát tại Memphis, Tennessee.
Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng ông Huân chương Tự do của Tổng thống. Đến năm 1986, ngày Martin Luther King được công nhận là một trong những ngày lễ chính của Hoa Kỳ./.
Đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại lý luận với Đảng SPD  (09/09/2015)
Việt Nam đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại các phiên họp AIPA  (09/09/2015)
Quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (09/09/2015)
Quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (09/09/2015)
Quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (09/09/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay